Dọn dẹp lại tủ lạnh
Trước khi sắp xếp lại thực phẩm trong tủ lạnh, điều đầu tiên bạn cần làm là lau dọn tủ một cách cẩn thận. Tốt nhất, hãy làm lần lượt từ trên xuống dưới những điều sau:
– Bỏ hết những đồ ăn đã quá hạn sử dụng.
– Chọn lọc và giữ lại các loại gia vị mới sử dụng một lần như tương cà chua, tương ớt, xốt mayonnaise…, loại bỏ những chai lọ đã hết hạn để tránh gây nhầm lẫn.
– Nếu tủ lạnh quá nhỏ, bạn có thể bỏ bớt ra ngoài một số loại thực phẩm như: cà chua, hành, khoai tây, bánh mì, hạt ngũ cốc, chuối… vì những thực phẩm này có thể bảo quản dễ dàng ở nhiệt độ phòng.
Sắp xếp thực phẩm
1. Ngăn đông đá
Đây là nơi có nhiệt độ rất thấp trong tủ lạnh. Ở ngăn này, bạn nên lưu trữ các thực phẩm tươi sống muốn để dài ngày như các loại thịt, cá, hải sản,… Bạn cũng có thể làm những viên đá mát lạnh, kem hoặc sữa chua, các gói trà nhỏ tại ngăn nhỏ này để phục vụ mục đích giải khát.
2. Ngăn mát tủ lạnh
Không đặt sữa ở cánh cửa tủ lạnh:
Chúng ta thường có thói quen đặt sữa ở ngay phần cánh cửa của tủ lạnh đây là thói quen vô cùng tai hại. Vì vị trí đó nhiệt độ thường cao hơn ở những khu vực khác trong tủ lạnh thêm vào đó lúc bạn mở tủ để lấy đồ ra thì phần nhiệt độ ở cánh tủ sẽ bị tăng giảm đột ngột điều này sẽ khiến sữa bị giảm chất lượng dễ bị hỏng hơn đấy. Vì thế thay vì đặt sữa ở cánh tủ bạn hãy đặt vào 1 khoang bên trong tủ nhé.
Đây là những lưu ý cơ bản trong việc sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh bạn cần biết:
Cánh cửa tủ:
Vì là nơi ít được làm lạnh nhất trong tủ, nên bạn chỉ được để những thực phẩm khô hoặc các loại gia vị, sốt có thể bảo quản lâu ở vị trí này. Ở kệ dưới cùng, hãy cho các sản phẩm có khối lượng nặng vào.
Kệ trên cùng:
Hãy cho những thực phẩm như thức ăn thừa, đồ uống hoặc các thực phẩm ăn liền vào ngăn tủ này, vì nơi này có nhiệt độ thích hợp để giữ chúng được lâu hơn mà vẫn tươi ngon như thường do đây là nơi hơi lạnh tỏa ra nhiều.
Những kệ dưới:
Hãy đặt trứng, sữa, các loại thịt hoặc hải sản muốn dùng nhanh hay rã đông ở đây. Tuy nhiên, nên bọc kỹ thịt, hải sản,… và cho chúng vào một hộp đựng nhỏ để tránh rỉ nước ra những thực phẩm khác.
Hộc tủ:
Hộc tủ có thiết kế giúp duy trì độ ẩm thích hợp cho các loại rau, củ, quả. Vậy nên đây chính là nơi phù hợp nhất cho bạn để bảo quản rau, củ, quả luôn được tươi trong tủ lạnh.
Thời gian bảo quản thực phẩm an toàn trong ngăn mát và ngăn đá tủ lạnh:
Các thực phẩm đặc biệt:
a, Các gia vị, rau ngò:
Bạn nên cho vào các hộp và đậy nắp kỹ để không bị những mùi lạ khác trong tủ lạnh ám vào nó và làm mất đi sự tươi ngon ban đầu.
b, Hạt và dầu thực vật:
Bảo quản các loại hạt, dầu thực vật (ví dụ: dầu dừa) ở tủ lạnh sẽ giúp tránh được sự xuất hiện của mối, mọt và có thời gian dùng được lâu hơn khi ở bên ngoài.
c, Các thực phẩm được làm từ tinh bột:
Bảo quản trong tủ lạnh sẽ làm tăng tuổi thọ của các thực phẩm này. Tuy nhiên hãy lưu ý cho các loại bánh mì, bánh ngọt hay bánh kem,… vào những bao nhỏ hoặc các hộp đựng, để không làm bánh bị khô và cứng đi.
Thực phẩm không nên cho vào tủ lạnh:
a, Những thực phẩm dễ lên mầm:
Những thực phẩm có khả năng lên mầm nhanh như hành, tỏi, khoai tây,… thì các bạn không nên cho vào tủ lạnh. Chúng sẽ dễ mọc mầm và tạo ra các hợp chất gây độc cho bạn. Riêng đối với tỏi, chúng còn ám mùi khó chịu cho các thực phẩm khác.
b, Hạt và bột cà phê:
Cho cà phê vào tủ lạnh, nhiệt độ sẽ làm cho nó mất đi hương vị và các hợp chất tạo nên mùi thơm quyến rũ của riêng mình. Đồng thời, chúng cũng sẽ làm mất đi mùi của các thực phẩm khác nữa. Tuy nhiên, nếu bạn muốn khử mùi hôi tủ lạnh thì có thể bỏ một chút bột hoặc bả cà phê vào tủ.
c, Cà chua và trái bơ:
Cà chua hay bơ đều là những loại trái cây không phù hợp với nhiệt độ trong tủ lạnh. Bạn nên bảo quản nó ở bên ngoài, tại những nơi thoáng mát và tránh ánh sáng mặt trời để đạt được nhiệt độ phù hợp nhất có thể.
d, Chuối còn xanh:
Cho chuối xanh vào tủ lạnh, chuối sẽ rất khó chín và còn bị nhũn gây hỏng đi. Hãy đợi đến khi chuối chín rồi, nếu bạn muốn ăn chuối lạnh thì cho nó vào tủ và bảo quản.
Nguyên tắc chung
Làm sạch tất cả các loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Đối với những loại thức ăn cần bảo quản lâu thì nên cho vào hộp đựng thức ăn an toàn và xếp vào ngăn đông. Thực phẩm mới chế biến thì nên cho vào phía trong, thực phẩm cũ thì xếp ra ngoài để tránh nhầm lẫn. Khi lấy thực phẩm ra khỏi tủ đông, nếu không dùng hết thì không nên bỏ trở lại vì thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn và gây nên hiện tượng ngộ độc thực phẩm. Mỗi một loại thực phẩm nên được bảo quản tronghộp đựng thức ăn nhanh hoặc là túi riêng trước khi cho vào tủ lạnh.
Đối với thịt, cá nếu càng để lâu thì thực phẩm càng dễ bị biến chất, giảm chất dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho cơ thể con người
Đối với rau, trước khi cho vào tủ lạnh thì nên cho vào túi thực phẩm để tránh bị khô, héo và làm giảm mùi vị, đảm bảo chất dinh dưỡng.
Đối với thực phẩm chín thì để nguội, đậy kín và cất vào tủ lạnh. Thực phẩm sống và thực phẩm chín cần phải được cho vào hộp đựng thức ăn nhiều ngăn riêng biệt. Việc bảo quản như vậy để thức ăn không bị khô, bốc mùi, không lây nhiễm vi sinh vật sang các thực phẩm khác.