Cấm trẻ ăn đồ ngọt là sai: Lợi ích của đồ ngọt và cách sử dụng hợp lý

( PHUNUTODAY ) - Nhiều cha mẹ lo lắng con ăn đồ ngọt sẽ có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe như sâu răng, béo phì... mà cấm con không được ăn chúng. Điều này là một sai lầm rất lớn vì đồ ngọt cũng có những lợi ích nhất định mà không nên bỏ qua.

Từ trước đến nay, các bậc phụ huynh thường có xu hướng cấm đoán trẻ ăn đồ ngọt vì cho rằng đó là nhóm thực phẩm có hại cho cơ thể. Nhưng liệu các bậc cha mẹ phụ huynh có biết về những lợi ích mà đồ ngọt có thể mang đến cho trẻ hay không? Dưới đây là những lợi ích mà đồ ngọt có thể mang lại và cách để cha mẹ có thể giúp con tiêu thụ loại thực phẩm này một cách hợp lý. 

1. Cho trẻ ăn đồ ngọt giúp hạ đường huyết

Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, đường trong thực phẩm và thức uống có khả năng giúp nâng cao năng lực tập trung và chú ý của trẻ rất hiệu quả. Trong giai đoạn từ 5 đến 10 tuổi, trẻ cần dung nạp lượng glucose cho não bộ gấp hai lần so với trẻ trong độ tuổi trưởng thành.

Nguyên nhân là bởi, đường là một trong những chất rất tốt cho não bộ. Để thực hiện các chức năng một cách có hiệu quả, não sẽ không ngừng đòi hỏi một lượng đường trong máu để phòng tránh hạ đường huyết. Tuy nhiên, để phòng ngừa những triệu chứng khi trẻ bị hạ đường huyết như mệt mỏi, ốm yếu, tâm trạng thay đổi, cáu kỉnh… cha mẹ nên: 

- Cho phép trẻ ăn những thực phẩm có chứa nhiều đường tự nhiên như hoa quả khô (tươi), sữa chua và yaourt.

- Hạn chế tối đa cho trẻ tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất làm ngọt nhân tạo hay thức uống có gas…

- Nếu trẻ muốn ăn chocolate, cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn 30g chocolate/ ngày. Trong 30g chocolate đó sẽ có chứa khoảng 150kc và hoạt chất anandamide. Trong não có những cơ quan thụ cảm đối với chất này khiến cho tâm trạng bé trở nên sảng khoái và thư giãn hơn.

- Cha mẹ có thể cho trẻ ăn vặt với các món ăn như bánh ngô, bánh chế biến từ lúa mì, bánh gạo và yến mạch cùng mật ong hay trái cây khô (tươi), sinh tố xay nhuyễn.

2. Sự cần thiết của bánh kẹo

Tuỳ vào từng thời điểm nhất định như giữa giờ học hay giờ ra chơi, trong những trường hợp trẻ có nhu cầu vận động cao và có khoảng cách xa với bữa ăn thì bánh kẹo, nhất là các loại bánh kẹo chất lượng và phù hợp sẽ có thể trở thành một nguồn năng lượng tốt giúp trẻ duy trì những hoạt động về thể chất.

Đối với những đứa trẻ có khuynh hướng vận động hay học tập suốt cả ngày, cơ thể sẽ luôn đòi hỏi một lượng chất bột đường cần thiết để có thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Cha mẹ nên chú ý chọn mua những loại bánh kẹo đảm bảo chất lượng và thành phần dinh dưỡng cho trẻ.

3. Nên cho trẻ ăn bánh kẹo như thế nào là hợp lý

Cha mẹ nên cho trẻ ăn đồ ngọt vào thời điểm cùng với bữa chính hoặc sau bữa ăn. Không nên cho phép trẻ ăn bánh kẹo trước bữa chính khoảng 30 phút đến 1 tiếng vì có thể xuất hiện tình trạng biếng ăn ở trẻ do đường huyết tăng cao.

Không những vậy, trẻ thường có thói quen ăn bánh kẹo một cách tùy hứng, nên dễ hấp thu thiếu năng lượng và dưỡng chất do giảm thiểu việc thu nhận chất dinh dưỡng từ các bữa ăn chính. Điều này sẽ gây nên tác động xấu đến nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, làm tăng nguy cơ tích lũy mỡ dự trữ, gây ra tình trạng béo phì, tăng cân.

Trên thực tế, nguyên nhân gây ra sâu răng ở trẻ là việc ăn đồ ngọt mà chính là thời gian lượng đường đó tồn tại trong miệng. Vì vậy khi ăn bánh kẹo xong, cha mẹ nên nhắc trẻ đánh răng thật kỹ để không gây ra tình trạng sâu răng nhé!

Tác giả: Minh Hằng