Sự khác biệt giữa trẻ ăn đồ ngọt và không ăn đồ ngọt: Ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý

( PHUNUTODAY ) - Phần lớn trẻ nhỏ đều thích ăn đồ ngọt. Nghiên cứu gần đây cho thấy một đứa trẻ 10 tuổi đang tiêu thụ lượng đường gấp 1,8 lần so với bình thường.

Đường là một chất cần thiết cho cơ thể chúng ta, nó giúp chuyển hóa năng lượng. Nhưng việc dùng quá nhiều đường có thể dẫn đến việc dư thừa calo, gây nên thừa cân béo phì và một số vấn đề sức khỏe khác ở trẻ em.

Mối quan hệ cha mẹ và con cái có một khoảng cách lớn

Hầu như không ai nghĩ đến việc trẻ thích ăn đồ ngọt sẽ có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Thế nhưng, dựa trên góc độ tâm lý, giáp sư Li Meijin (Chuyên gia tâm lý nổi tiếng của Trung Quốc) cho rằng nhiều trẻ rất thích, thậm chí nghiện đồ ngọt trong khi cha mẹ lại không cho phép con được ăn thỏa thích. Trẻ không được đáp ứng nhu cầu dễ nổi nóng, cáu gắt và khiến trẻ cảm thấy bất an.

Tác động tâm lý

Về mặt tâm lý, nếu chúng ta không thể có được thứ gì đó thì khi có điều kiện chúng ta sẽ muốn được bù đắp gấp đôi. Đứa trẻ bị cha mẹ cấm ăn kẹo sẽ thèm ăn kẹo hơn những đứa trẻ được cho kẹo.

Chẳng hạn, khi nhiều người có nền tảng tài chính, họ bắt đầu ăn nhiều đồ ngọt. Mua cho mình hàng loạt loại bánh kẹo để bù đắp cho sự thiếu hụt khi còn nhỏ.

Ngược lại, đứa trẻ bình thường có thể ăn kẹo sẽ không có ham muốn ăn kẹo mạnh mẽ như vậy khi lớn lên và nhu cầu về đồ ngọt cũng sẽ hợp lý hơn.

Tăng nguy cơ béo phì, ảnh hưởng khác đến sức khỏe

Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, ăn nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo dễ làm tăng cân. Nếu trẻ ăn kẹo từ nhỏ không biết cách kiểm soát khi lớn lên sẽ có nguy cơ tăng cân cao hơn những trẻ khác. Trẻ dễ thừa cân hơn, thậm chí còn mắc một số biến chứng sau này như cao huyết áp, mỡ máu cao.

Ở trẻ khỏe mạnh khi tiêu thụ quá nhiều, thậm chí không nhiều ở trẻ nhạy cảm (kể cả đường từ nước trái cây) cũng có thể dẫn đến các biểu hiện tiêu hóa như tiêu chảy mạn, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, chậm lớn.

Đường tăng cảm giác no, làm hạn chế lượng thức ăn và sữa ăn vào. Từ đó làm giảm số lượng, chất lượng của khẩu phần ăn, canxi, sắt, vitamin không đủ so với nhu cầu, gây chậm lớn, thiếu vi chất dinh dưỡng.

Khi trẻ tiêu thụ đường tự do ở dạng nước sẽ không tăng cảm giác no so với lượng đường tương đương ở dạng rắn. Chính vì vậy khi trẻ dùng đường tự do ở dạng lỏng dễ dẫn đến tình trạng ăn uống và nạp quá nhiều năng lượng so với dùng dạng rắn.

Trẻ sử dụng lượng đường >20% tổng năng lượng cần thiết sẽ có nguy cơ tăng cholesterol và triglycerid máu, ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose và đáp ứng insulin của cơ thể.

Theo:  xevathethao.vn copy link