Điều 13 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức.
Theo đó, hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;
(2) Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
(3) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
(4) Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;
(5) Ngoài quy định tại Koản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
Khoản 3 Điều 9 của Nghị định này quy định: Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- a) Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công;
- b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.
Bên cạnh đó, Nghị định số 112/2020/NĐ-CP đã bỏ quy định áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc công chức trong 2 trường hợp.
Một là: Bị phạt tù mà không được hưởng án treo. Cụ thể: Trường hợp công chức có hành vi vi phạm bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
Hai là: Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 7 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 3 lần liên tiếp.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực từ ngày 20/9/2023 vừa qua với nhiều điểm mới. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức có vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới, mới phát hiện vi phạm nhưng vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì đơn vị mới thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật tương ứng với vị trí hiện đang đảm nhiệm.
Theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019, nếu công chức, viên chức, cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị cho thôi việc.
Quy định cụ thể như sau:
Công chức 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ: Trong trường hợp này, công chức sẽ bị xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ và cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền sẽ xử lý bằng cách cho nghỉ việc đối với họ.
Điều này tạo ra một cơ chế nghiêm khắc hơn để đánh giá và xử lý công chức không đáp ứng yêu cầu công việc.Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 2 năm không liên tiếp trong thời hạn bổ nhiệm được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì bố trí công tác khác hoặc không bổ nhiệm lại: Điều này đặt ra sự chấp nhận rủi ro cho các cán bộ, công chức ở vị trí lãnh đạo và quản lý, khi họ phải đối mặt với khả năng không được bổ nhiệm lại nếu không hoàn thành nhiệm vụ.
Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong 3 năm có 2 năm không liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí việc làm đang đảm nhận thì bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn: Công chức không giữ vị trí lãnh đạo hoặc quản lý sẽ được bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn nếu họ được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm không liên tiếp.
Quy định này tạo cơ chế nghiêm ngặt hơn để xử lý cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ và đồng thời quy định rõ hơn về xếp loại chất lượng công chức dựa trên hiệu suất làm việc của họ. Công chức giữ vị trí lãnh đạo và quản lý cũng phải đối mặt với rủi ro vì nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ không được bổ nhiệm lại.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Kể từ 10/2023: CSGT chỉ được dừng xe người dân, kiểm tra giấy tờ trong 4 trường hợp này, ai cũng nên biết
-
Vì sao giá sản phẩm thường có đuôi 99? Mua hàng bấy lâu nay giờ mới biết sự thật
-
Sau Trung thu, bánh Trung thu không bán được sẽ đi đâu: Có 4 nơi mà chúng có thể tới
-
Xe biển xanh được ưu tiên gì hơn xe biển trắng khi tham gia giao thông?
-
Sang tháng 10: Người nhận lương hưu có thêm 1 khoản tiền lớn chưa từng có, ai cũng cần biết