Cảnh báo từ vụ: Đứa trẻ 9 tháng tuổi đột tử trong khi ngủ chỉ vì bố mẹ cho con ngủ theo kiểu này

( PHUNUTODAY ) - Sau khi giải cứu, đứa trẻ không may mắn đã qua đời, trong quá trình cấp cứu, bác sĩ đã hút ra một lượng lớn sữa từ miệng của đứa trẻ, chẩn đoán đứa trẻ bị ngạt thở. Từ sự việc này, bác sĩ nhắc nhở cha mẹ không nên cho trẻ ngủ ở tư thế nằm sấp sau khi ăn uống.

Bác sĩ Ngô Xương Đằng, trưởng Khoa cấp cứu của Bệnh viện nhi Trường Canh Lâm Khẩu cho biết, vài ngày trước, phòng cấp cứu đã tiếp nhận một đứa trẻ 9 tháng tuổi. Trước đó, đứa trẻ ngủ trong tư thế nằm sấp sau khi mới uống sữa xong, không ngờ sau đó ít lâu, người chăm sóc mới phát hiện đôi môi cửa đứa trẻ đã tím tái, vội vàng đưa trẻ đi cấp cứu. Khi đến viện, chức năng tim phổi của đứa trẻ đã ngừng hoạt động.

Bác sĩ Ngô Xương Đằng nói: Hội chứng đột tử ở trẻ em là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ từ 1 tháng tuổi đến 1 năm tuổi. Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng đột tử ở trẻ, nhưng trẻ nằm ngủ sấp lại là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất. Một số lượng lớn nghiên cứu cho thấy nguy cơ bị hội chứng đột tử sẽ cao hơn khi trẻ nằm sấp so với khi trẻ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng. Một số nhà nghiên cứu cũng đưa ra giả thuyết rằng khi trẻ nằm sấp ngủ sẽ đè ép lên xương hàm và sẽ làm thu hẹp đường thở và gây cản trở hô hấp.

Một giả thuyết khác là khi trẻ nằm sấp ngủ có thể làm tăng nguy cơ trẻ hít lại khí thở ra, đặc biệt nếu trẻ ngủ trên nệm mềm hoặc có đồ chơi nhồi bông, hoặc một cái gối gần mặt. Trong tình huống đó, bề mặt mềm của các vật này có thể tạo ra một cái bẫy giữ lại khí thở ra của trẻ. Vì vậy em bé sẽ hít lại khí thở ra của mình, do đó mức độ oxy trong cơ thể sẽ giảm xuống và lượng khí carbon dioxide sẽ tích tụ lại. Cuối cùng, sự thiếu oxy có thể góp phần gây ra hội chứng đột tử ở trẻ.

Các tư thế nằm tốt cho trẻ sơ sinh

Nằm ngửa

Nằm ngửa là tư thế tự nhiên ở trẻ sơ sinh. Tư thế này sẽ giúp trẻ thả lỏng, thư giãn toàn thân, tạo cảm giác thoải mái, an toàn.

Khi nằm ngửa, mũi, miệng trẻ không gặp phải các chướng ngại vật cản trở quá trình hô hấp. Các cơ quan nội tạng như tim, phổi, dạ dày, đường ruột, bàng quang… không bị áp lực. Ở tư thế nằm ngửa, cha mẹ cũng thuận tiện chăm sóc cho trẻ hơn.

Tuy nhiên, nằm ngửa trong thời gian dài dễ khiến đầu trẻ bị bẹp. Mặc dù độ an toàn khi nằm ngửa cao nhưng nếu không có vật gì chặn, trẻ sơ sinh sẽ cảm thấy “hẫng”, không có chỗ dựa. Bên cạnh đó, những trẻ bị viêm đường hô hấp không nên nằm ngửa.

Để trẻ nằm ngửa đúng cách, cha mẹ cần chú ý đặt hai tay trẻ mở ngang, cẳng tay, bàn tay hướng lên trên đầu. Trước đó, cha mẹ nên dùng khăn cuốn ổ cho trẻ sơ sinh đồng thời gấp một chiếc khăn mỏng làm gối đặt dưới vai trẻ sơ sinh để đường thở của trẻ được thẳng. Mẹ lưu ý đặt chân trẻ gập sát thân mình, chân chạm vào mặt trong của vòng khăn, tay đặt giữa ngực gần với mặt như tư thế trong bụng mẹ.

Nằm nghiêng

Các chuyên gia khuyên cha mẹ nên luyện tập cho trẻ nằm ở tư thế này để tránh ngạt thở. Trường hợp trẻ bất ngờ nôn trớ, nằm nghiêng sẽ giúp trẻ sơ sinh đẩy các thứ tồn đọng trong khoang miệng ra ngoài nhanh mà không bị đẩy ngược vào trong. Nếu nằm ở những tư thế khác, trẻ ngủ ngáy, thở khò khè thì cha mẹ nên đặt trẻ nằm ở tư thế này.

Tuy nhiên, nằm nghiêng quá nhiều cũng có thể khiến trẻ bị bẹp tai. Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý không nên cho trẻ mặc những chiếc áo cài cúc khi nằm nghiêng. Các trang phục buộc dây bên sẽ phụ hợp hơn cho trẻ.

Để trẻ nằm nghiêng thích hợp cha mẹ hãy cho trẻ nằm nghiêng toàn thân về một bên, cuốn ổ đến ngực, hai tay và chân ôm sát ổ cuốn.

Tác giả: Mộc