Câu chuyện "Mạnh Mẫu dạy con" là một điển cố cho bậc mẫu nghi thiên hạ, đáng để học theo

( PHUNUTODAY ) - xưa, có người phụ nữ phi thường là mẹ của Mạnh Tử. Bà vĩ đại không chỉ ở sự từ bi, tấm lòng yêu thương con cái mà còn ở chỗ thấu tình đạt lý, có trí tuệ hơn người, biết nhìn xa trông rộng…

Mạnh Mẫu vì muốn con rời xa hoàn cảnh trưởng thành không tốt mà quyết tâm chuyển nhà tới 3 lần. Mãi cho đến khi chuyển đến cạnh trường học của một khu dân cư có thuần phong mỹ tục, hai mẹ con mới chịu ổn định lại mà sống ở đó. Đây cũng chính là điển tích "Mạnh Mẫu 3 lần chuyển nhà" lưu danh thiên cổ. Điều đáng bàn ở đây chính là tinh thần "Thân giáo" của bà.

Mạnh Mẫu và Mạnh Tử (Ảnh minh họa)

Theo cuốn: "Hàn thi ngoại truyện", ngay từ khi Mạnh Mẫu mang thai Mạnh Tử bà đã dạy con bằng ‘thân giáo’ (lấy thân làm mẫu). Bà nói: "Tôi mang thai con, chỗ không ngay chính không ngồi, thức ăn không cắt thái không ăn, đây gọi là thai giáo".

Cuộc sống sinh hoạt của Mạnh mẫu là một bộ quy phạm đạo đức. Bộ quy phạm này đó là "Chính" (Đứng vững ngồi ngay, lời thực việc thẳng, ăn uống chính thường).

Tương truyền: Hồi Mạnh Mẫu còn sống gần chợ, có một lần Mạnh Tử thấy hàng xóm mổ lợn, Mạnh Tử hỏi mẹ: "Hàng xóm giết lợn làm gì vậy?", Mạnh Mẫu vì trong lúc đang bận nên đã tiện miệng trả lời Mạnh Tử rằng: "Để cho con ăn đấy". Mạnh Tử thực sự đã tin lời mẹ nói nên rất nóng lòng đợi được ăn thịt. Mạnh Mẫu vì không muốn thất tín với con nên phải đành lòng bỏ số tiền dành dụm để trang trải cuộc sống ra mua thịt cho con ăn. Mạnh Mẫu làm như vậy đê dạy Mạnh Tử trở thành một người quân tử nhất ngôn, sống có chữ tín.

Còn một câu chuyện nữa đó là một hôm Mạnh Mẫu đang ngồi dệt vải, khi ấy dệt đã sắp thành một tấm vải gấm thì Mạnh Tử đang học bỏ về, kêu chán không muốn học nữa. Mạnh Mẫu liền lấy kéo cắt tấm vải làm 2 đoạn để cảnh tỉnh Mạnh Tử. Làm người cần phải kiên trì cố gắng, không được bỏ dở giữa đường.

Thời đại của Mạnh Mẫu là thời kỳ con người ta sẵn sàng từ bỏ lý tưởng của bản thân để phụng dưỡng cha mẹ. Mạnh Mẫu lại giáo dưỡng con mình rằng: “Nói về phụ nữ không được tự ý chuyên quyền mà phải có tam tòng tứ đức, nhỏ ở nhà thì thuận theo cha, lớn lên xuất giá theo chồng thì phải thuận chồng, khi chồng chết thì phải thuận theo con cái đó là Lễ. Nay con đã lớn khôn nên người, mẹ cũng đã già rồi. Con làm theo nghĩa của con, mẹ làm theo nghĩa của mẹ“. Mấy câu này của Mạnh Mẫu đã giúp Mạnh Tử giải tỏa được mối phân ưu của mình để lên đường chu du liệt quốc.

Tác giả: Dương Ngọc