Cây lưỡi hổ ra hoa là điềm may hay rủi? Bạn có muốn 'kích" cho cây lưỡi hổ ra hoa không?

( PHUNUTODAY ) - Lưỡi hổ là cây cảnh phổ biến nhưng không phải ai cũng đã được nhìn thấy hoa của loài cây này.

Trong thế giới cây cảnh, cây lưỡi hổ rất phổ biến vì chúng rất dễ trồng và sống được ở nhiều môi trường khắc nghiệt. Lưỡi hổ là cây lâu năm ít phải chăm sóc,ít phải thay đất. Lưỡi hổ dễ nhân giống bằng giâm lá. Lưỡi hổ trong phong thủy là cây cảnh trừ tà khí rước may mắn. Và trong dân gian, lưỡi hổ còn là vị thuốc kháng khuẩn tốt. Cây lưỡi hổ còn có thể trị ho, trị bệnh răng miệng và trị vết thương. 

Nhiều gia đình trồng phong thủy trong phòng khách, trước cửa, trươc cổng để giúp thu hút tài lộc may mắn. Lưỡi hổ là cây cảnh không cần tưới nhiều, khong cần chăm sóc nhiều nên đây là lựa chọn cho nhiều gia đình.

Cây lưỡi hổ rất hiếm ra hoa

Mặc dù lưỡi hổ phổ biến khắp nơi nhưng không phải ai cũng được nhìn thấy hoa của loài cây này. Chính vì lưỡi hổ rất hiếm khi ra hoa nên được cho rằng chúng ra hoa là báo điềm lành may mắn. Có những cây lưỡi hổ cả chục năm không ra hoa. Tuy nhiên cũng có người cho rằng lưỡi hổ ra hoa không đẹp không may mắn vì khi ra hoa thì nhựa hoa sẽ rơi bám vào lá của cây.

Do đó quan niệm cây nở hoa là may hay rủi là tùy theo từng người. Và vì cây hiếm khi ra hoa nên kích thích người tò mò yêu cây cảnh. Hoa lưỡi hổ thường nở thành tràng dài, hoa màu trắng thơm. Hoa cây lưỡi hổ rất bền, có thể nở trong khoảng từ vài tuần đến một tháng. Nếu chăm sóc tốt, cây sẽ ra hoa từ tháng 9 tới tháng 2 năm sau.

Mẹo hay giúp cây lưỡi hổ ra hoa

Để cây lưỡi hổ ra hoa thì nên chú ý trồng cho cây đủ tuổi trưởng thành.

Chú ý ánh sáng: Lưỡi hổ mặc dù sống được trong môi trường tán xạ, có thể đặt ở nhà tắm, phòng khách, phòng ngủ tuy nhiên lưỡi hổ sẽ nhanh ra hoa hơn khi được trồng ở nơi đủ ánh sáng. Do đó bạn nên đặt chậu cây lưỡi hổ gần cửa sổ hoặc nơi hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời, tốt nhất nên đặt chúng ở cửa sổ hướng Đông. Nhận biết lưỡi hổ đang thiếu sáng là ngọn lá lưỡi hổ khô, có từng mảng màu nâu rải rác.

Hoa lưỡi hổ trắng thành tràng

Đất trồng: Giai đoạn quan trọng nhất để chăm cây lưỡi hổ ra hoa là khoảng thời gian nó đang bám rễ. Bởi vậy chú ý đất cho cây lưỡi hổ nên là đất tốt, tơi xốp, không bị úng nước, đặt nơi thoáng khí, có khả năng thoát nước tốt. 

Khi được đặt trong điều kiện ánh sáng tốt được chăm sóc vừa đủ, nươc vừa đủ, tránh nhiều nước thì  lưỡi hổ sẽ phát triển nhanh chóng và lấp đầy chậu. Đến khi rễ không còn chỗ nào để phát triển, nó sẽ ra hoa để nhân giống.

Không nên tưới nước thường xuyên: Lưỡi hổ là cây chịu hạn tốt và không thích ẩm. Vì thế chỉ tưới khi đất khô. Vào mùa lạnh hay mùa mưa, bạn chỉ cần tưới nước khoảng 1 lần mỗi tháng. Nếu thấy đốm nâu trên lá cây hay gốc cây bị thối, chứng tỏ cây lưỡi hổ đó đang bị dư nước. 

Chăm sóc đúng thì lưỡi hổ sẽ ra hoa

Chăm bón: Lưỡi hổ không cần tưới phân thường xuyên. Nếu lá cây lưỡi hổ quá mềm thì có vẻ như bạn đang bón quá nhiều phân, lúc này nên xiết nước hạn chế tưới và bạn có thể dùng xẻng hoặc dao để đâm xới vào đất nhằm đứt rễ để tránh cho cây hút thêm dinh dưỡng và có thể thay đất mới an toàn hơn.

Tránh đặt nơi quá nóng: Bạn nên tránh đặt lưỡi hổ ở nơi quá nóng như gần bếp nấu, thiết bị nhiệt, máy sưởi, dưới điều hòa, thẳng với điều hòa... Nếu lá cây lưỡi hổ bị mềm và thâm đen, chứng tỏ nó đang sống trong môi trường có nhiệt độ quá thấp. Cần đặt nó đến vị trí cao, ấm và sáng hơn. 

*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm

Tác giả: An Nhiên