Cây mọc hoang ngoài đường nhưng chữa bách bệnh

( PHUNUTODAY ) - Cây cỏ mực mọc hoang ở Việt Nam rất nhiều bạn hãy lấy chúng để điều trị bệnh nhé!

Cỏ mực hay còn gọi cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ cúc Asteraceae. Cỏ mực mọc thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng. Lá mọc đối có lông 2 mặt, dài 2 - 8cm, rộng 5 - 15mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5 - 6mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1,5mm, đầu cụt, mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ mực 

Cỏ mực có tác dụng chữa rất nhiều bệnh.

Thổ huyết và chảy máu cam: Dùng cỏ mực cả cành và lá tươi giã lấy nước để uống.

Tiểu ra máu: Cỏ mực, mã đề 2 vị bằng nhau, giã lấy nước ngày uống 3 chén lúc đói (Y học chân truyền). Hoặc nấu cháo cỏ mực (100 g) với 3 lát gừng.

Trĩ ra máu: Một nắm cỏ mực để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài (Bảo thọ đường phương).

Chảy máu dạ dày-hành tá tràng: Cỏ mực 50 g, bạch cập 25 g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.

Chảy máu dạ dày-hành tá tràng có thể dùng cỏ mực để chữa.

Chảy máu dạ dày-hành tá tràng: Cỏ mực 50g, bạch cập 25g, cam thảo 15g, đại táo 4 quả đem sắc mỗi ngày 1 thang, chia thuốc uống 2 lần.

Chữa sỏi thận, tiểu ra máu: Cho 25g cỏ mực, 15g xa tiền thảo sắc lấy nước uống thay nước trà, cho thêm một chút đường trắng vào cho dễ uống. Dùng liên tục 3 tuần.

Chữa tiêu chảy ra máu: Cỏ nhọ nồi đem sấy khô trên miếng ngói, tán bột, uống mỗi lần 6 g với nước cháo. – Chữa viêm họng: Cỏ nhọ nồi 20 g, bồ công anh 20 g, củ rẻ quạt 12 g, kim ngân hoa 16 g, cam thảo đất 16 g.

Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh