1. Sai tư thế
Khi đi bộ bạn cần chú ý điều đầu tiên cần làm là duỗi thẳng lưng. Nhất là đối với những người phải làm việc trước màn hình máy tính cả ngày thường sẽ có xu hướng đi bộ với tư thế khom lưng và duỗi cổ. Nếu như bạn đi bộ với tư thế lưng cong sẽ khiến cho vùng ngực bị ép lại gây ảnh hưởng trực tiếp tới hơi thở.
Không phải ngẫu nhiên mà một số người có biểu hiện phải "hít thở sâu" khi đi bộ là bởi tư thế khom người sẽ khiến cho phổi không thể hoạt động hết công suất và cơ thể không thể tiếp nhận đủ oxy cần thiết. Vì vậy, trước khi ra khỏi nhà để đi bộ bạn hãy dừng lại trước gương khoảng 10 giây và thực hiện tư thế duỗi thẳng cột sống bằng cách ngẩng đầu lên, duỗi thẳng lưng và hạ thấp vai. Trong quá trình đi bộ, bạn hãy chú ý đến tư thế thường xuyên kiểm tra bản thân tư thế tại các vị trí đầu, cổ, vai.
2. Thở bằng miệng
Sai lầm phổ biến thứ hai khi đi bộ cũng liên quan đến hơi thở đó là thở bằng miệng. Mũi con người có một hệ thống lọc rất tốt giúp làm sạch không khí mà chúng ta hít vào khỏi các chất ô nhiễm và mầm bệnh, điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đi bộ quanh đô thị với nhiều xe máy, không khí không mấy trong lành. Nếu bạn cứ vừa đi vừa thở bằng miệng thì các chất độc hại sẽ có thể xâm nhập trực tiếp vào phổi.
Ngoài ra, việc thở mũi còn có thể giúp giải phóng các phân tử oxit nitric, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện lưu thông và cung cấp oxy cho các tế bào, hỗ trợ sức khỏe và khả năng miễn dịch của phổi, đồng thời giúp bơm máu và oxy đi khắp cơ thể và đưa nó lên não.
3. Đeo tai nghe
Không ít người có thói quen khi đi bộ thì đeo thêm tai nghe để vừa đi vừa nghe các bài nhạc hay podcast mà bản thân yêu thích, tách mình ra khỏi thế giới xung quanh. Mọi người đánh giá việc làm này mang đến sự thú vị hơn trong quá trình đi bộ và giúp thời gian trôi nhanh hơn.
Nhưng trên thực tế, nếu bạn có thể đi bộ trong khuôn viên hay khu vườn và lắng nghe những âm thanh tự nhiên thì sẽ có thể giúp bạn thư giãn hơn rất nhiều so với đeo tai nghe, cải thiện sự căng thẳng và mệt mỏi tinh thần rất hiệu quả. Theo nghiên cứu, việc nghe các âm thanh tự nhiên như tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách hay âm thanh của gió, lá bay xào xạc sẽ giúp tăng 30% mức độ chịu đựng căng thẳng. Ngoài ra, trong quá trình chúng ta hoạt động thể chất, mồ hôi thoát ra nhiều hơn mức bình thường.
Việc bạn đeo tai nghe thường xuyên khi đi bộ có thể gây nguy cơ khiến ống tai không được thông thoáng, dễ dẫn đến viêm nhiễm, ngứa ngáy và ảnh hưởng đến thính giác của bạn.
4. Không di chuyển bàn tay
Khi đi bộ, việc di chuyển cánh tay không chỉ có nhiệm vụ giúp giữ thăng bằng mà còn giúp tăng cường lưu thông máu. Nếu trong quá trình đi bộ mà bạn giữ chặt cánh tay bên mình thì rất dễ nhận thấy bàn tay trở nên đỏ và bị sưng lên, nhất là trong thời tiết nóng bức. Kỹ thuật đúng nhất khi đi bộ là đung đưa tay theo nhịp bước chân.
5. Không khởi động trước khi đi bộ
Không ít người cho rằng đi bộ cũng chỉ giống như những hoạt động thường ngày nên không cần phải khởi động trước khi bắt đầu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một trong những lý do phổ biến khiến người chơi thể thao gặp chấn thương là không thực hiện các bài tập khởi động. Dù chỉ là bài tập đi bộ, bạn cũng cần khởi động để đưa cơ thể vào trạng thái sẵn sàng.
Nếu cơ thể đột nhiên rơi vào trạng thái vận động, các cơ, khớp trên cơ thể chưa kịp mở ra, các hoạt động sẽ bị hạn chế hơn, hiệu quả tập luyện không tốt và rất dễ gây choáng váng.
Tác giả: Minh Hằng
-
Điểm danh những mỹ nhân luyện tập thể thao “nặng đô” khi mang bầu: Mâu Thủy đi bộ 5 km/ngày
-
Người tuổi thọ ngắn thường có 4 biểu hiện này khi đi bộ, ai không có thật đáng chúc mừng
-
Có câu ‘Đi bộ 100 bước sau bữa ăn sống đến 99’ nhưng không biết cách sẽ gây tổn hại cơ thể
-
Chuyên gia bật mí tips đi bộ đúng cách giúp đôi chân của bạn thon gọn hơn
-
Sự khác biệt giữa chạy bộ buổi sáng và đi bộ buổi tối: Vận động thời điểm nào tốt hơn?