Chăm sóc trẻ 30 tháng tuổi như thế nào?

( PHUNUTODAY ) - Hầu hết đối với các bé yêu khi đến tháng thứ 30, thì sự chăm sóc của các mẹ đối với các bé là vô cùng quan trọng và rất cần thiết.

Chăm sóc trẻ khi được 30 tháng tuổi như thế nào là đúng cách?

Cách chăm sóc của các mẹ sẽ có tác dụng và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các bé, vậy chăm sóc trẻ khi đến tháng thứ 30 như thế nào là đúng cách, các mẹ hãy cùng xem nhé.

Chăm sóc trẻ khi được 30 tháng tuổi

Mẹ cần tương tác và lắng nghe bé

Khi bé đã được 2 tuổi rưỡi thì bé có thể kể những câu chuyện ngắn hay nói rằng bé đã không làm điều gì đó mà bé rõ ràng có làm, đổ lỗi cho người khác và giấu những thứ mà bé muốn giữ lại cho mình. Đối với một bé tuổi này, thế giới thật và tưởng tượng có thể đan kết với nhau rất chặt chẽ. Bé chưa có khả năng nhận thức về các giá trị, sự thật và sự tôn trọng như người lớn, nên đừng mong đợi những hiểu biết vượt quá khả năng của bé.

Nếu bé làm sai thì những hình phạt vẫn chưa phù hợp như bé tuổi này vì đầu óc bé vẫn chưa thể liên kết được nguyên nhân và hậu quả một cách rõ ràng. Thay vì phạt bé, các mẹ nên truyền cho bé thông điệp nhẹ nhàng, nhưng rõ ràng, để bé biết bé phải nói với bạn điều bé muốn chứ không phải chỉ đơn giản là giật lấy nó. Khen ngợi bé khi bé trả vật về chỗ và khi bé cho bạn biết những gì bé sắp làm.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Nếu một số bé vẫn còn được bú sữa mẹ ở tầm tuổi này thì quyết định khi nào ngừng cho con bú là một quyết định hoàn toàn cá nhân và đối với một số bà mẹ.

Chăm sóc bé yêu khi trẻ được 30 tháng tuổi

Tuy nhiên, nếu các mẹ cảm thấy bé bú nhiều sữa và thường chán ăn cơm thay những thức ăn dạng rắn, hãy hạn chế số lần cho bé bú sữa. Bởi chế độ dinh dưỡng cho bé tập đi nên bao gồm nhiều thức ăn dạng rắn hơn là sữa.

Trong trường hợp nếu bé của bạn không thích nhai, hãy kiên nhẫn cho bé thức ăn dạng hạt và sợi. Những khó khăn bé gặp phải khi nuốt hay sự quá mẫn cảm với thức ăn dạng hạt sẽ được cải thiện đáng kể nếu bạn giữ bình tĩnh, không phản ứng quá vội vàng và kiên nhẫn tập cho bé thường xuyên. Hãy làm mẫu cho bé và giúp bé có một cách ăn uống lành mạnh.

Chăm sóc sức khỏe cho trẻ

Nếu con bạn đã bỏ lỡ dịp tiêm chủng vào lúc bé mới 2 tuổi, hãy tiêm chủng cho bé ngay. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về cách tiêm chủng cũng như thời gian tiêm thì các mẹ cũng nên đến gặp các bác sĩ để được tư vấn.

Những bệnh ngoài da trẻ hay mắc phải

+ Mẩn ngứa, dị ứng

Đây là bệnh viêm da thường gặp ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân, trong đó có dị ứng thời tiết gây nên. Trẻ từ 1 đến 2 tháng tuổi đã có thể bắt đầu bị mẩn ngứa.

Cách phòng tránh:

Để trách cho bé không bị mẩn ngứa dị ứng, thì cần tắm rửa cho bé mỗi ngày, đảm bảo làn da của bé luôn được sạch sẽ. Khi lựa chọn quấn áo cho bé cũng cần chú trọng, mẹ nên lựa chọn trang phục rộng và mềm mại, cần chú ý tới chất liệu và nguồn gốc của sản phẩm sao cho an toàn nhất.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên tránh để cho trẻ ăn một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, thức ăn nhanh. Nếu trong thời gian cho con bú, mẹ cũng nên kiêng các loại thức ăn mà bé bị dị ứng.

+ Rôm sảy

Vào mùa hè, rôm sảy là bệnh ngoài da thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Rôm sảy thường gặp ở những trẻ có nhiều mồ hôi và gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ.

Cách phòng tránh:

Vào mùa hè, nên chọn cho bé mặc những bộ quần áo thoáng mát, mỏng nhẹ, và thấm được nhiều mồ hôi, và tắm rửa bằng lá chè xanh hoặc mướp đắng giúp da của bé mát mẻ và sạch sẽ.

Thường xuyên lau người cho bé mỗi khi ra nhiều mồ hôi và chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

+ Hăm da

Hăm da là tình trạng nổi mẩn đỏ do kích ứng, thường xuất hiện ở khu vực đóng tã của trẻ. Hăm tã tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ nếu mẹ không kịp thời phòng ngừa, xử lý.

Cách phòng tránh:

Cần phải giữ vùng da bị hăm được khô ráo và được tiếp xúc với không khí.

Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, thường xuyên và lau khô kỹ sau mỗi lần tắm cho trẻ.

Với trẻ bị hăm tã, nên thường xuyên thay tã và kiểm tra lại loại tã mà bạn đang sử dụng có thấm hút nhanh và đảm bảo khô thoáng cũng như kích thước phù hợp với bé yêu nhé.

>Chăm sóc trẻ sơ sinh 15 tuần tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Trẻ được 15 tuần tuổi vậy các mẹ có biết cách chăm sóc trẻ như thế nào là tốt nhất?
>Chăm sóc trẻ sơ sinh 10 tuần tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Mới thế mà bé nhà bạn đã đến tháng thứ 3 rồi, vậy các mẹ đã giữ cho mình “bí kíp” chăm sóc cho bé khi được 10 tuần tuổi chưa?

Tác giả: Trần Thị Hà Nhi