Chăm sóc trẻ sơ sinh 12 tháng tuổi như thế nào?

22:00, Thứ ba 26/07/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Làm thế nào để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện là câu hỏi của rất nhiều các bà mẹ, vậy các mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi trẻ được 12 tháng tuổi

Làm thế nào để trẻ khi được 12 tháng tuổi có thể phát triển một cách toàn diện nhất, các mẹ hãy cùng thử xem những cách chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi hữu hiệu dưới đây nhé.

Khi trẻ được 12 tháng tuổi, làm thế nào để chăm sóc trẻ tốt nhất?

Sự phát triển của trẻ khi được 12 tháng tuổi

Cân nặng được tăng lên:

Khi bé được 12 tháng tuổi, thông thường cân nặng của bé trung bình gấp 3 lần cân nặng so với lúc mới sinh và chiều cao nằm trong khoảng 75 cm.

Bé bắt đầu mọc răng:

Tiếp nối quá trình mọc răng từ tháng thứ 6, đến tháng thứ 12 bé đã có khoảng 8 chiếc răng. Quá trình này sẽ được hoàn tất khi bé được 24 tháng tuổi (20 chiếc răng).

Bé bắt đầu có những tình cảm nhất định:

Trong thời gian này, sự tương tác tình cảm của bé cũng đã có nhiều tiến triển vượt trội. Bé đã bắt đầu biết xấu hổ, lo âu khi gặp người lạ, khóc thét lên khi cha/mẹ không ở bên hay thói quen thích bắt chước người khác vẫn tiếp tục đến giai đoạn này như uống nước khi mẹ uống hoặc biết dùng lược để chải đầu.

Bé biết “phản ứng” khi không “vừa ý”

Bé biết thử phản ứng cha/mẹ khi cho ăn như lắc đầu không ăn, thôi không làm việc gì khi cha mẹ nói không rồi đấy nhé.

Khả năng vận động của bé được nâng cao:

Nếu như mấy tháng trước bạn còn đang trông mong bé biết lẫy, biết bò thì đến tháng bé đã vững vàng hơn. Bé có thể bước được nhiều bước hơn nếu như được cha mẹ giữ một tay.

Mô tả ảnh.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bé được 12 tháng tuổi

Giờ đây bé đã biết đầy, ném và xô ngã mọi thứ, cũng thích chơi với những chiếc đồ chơi nhiều màu sắc hơn rồi.

Bé đang phát triển về khả năng giao tiếp

Khả năng giao tiếp của bé tiến triển rất tốt và có thể khiến bạn không khỏi có đôi chút ngạc nhiên đó. Đối với một số trường hợp nếu bạn dạy bé thường xuyên, như khi bạn hỏi tai đâu? Bé đã có thể chỉ ngón tay vào tai của mình để đáp lại mẹ. Do hiểu biết ngày càng tốt nên bạn có thể dạy con cách cư xử, chẳng hạn nói “con xin” hay “chào tạm biệt”. Bạn cũng có thể thuyết phục con cùng mẹ dọn dẹp đồ khi chơi xong…

Dinh dưỡng cho trẻ

So với những tháng trước đây thì bây giờ bé nhà bạn cần 800-1000 kcalo mỗi ngày và bạn nên cần bằng chất dinh dưỡng cho các bữa ăn của bé.

Do bé đã quen dần với chế độ dinh dưỡng nên các mẹ có thể cho bé ăn đặc hơn một chút. Rau nên thái nhỏ, không nên xay nhuyễn, để cho bé tập nhai vì bé đã có khoảng 8 chiếc răng xinh xắn rồi. Đi cùng với chế độ ăn dặm của bé thì sữa mẹ hay sữa pha cũng là một nguồn dinh dưỡng không thể thiếu của bé, do vậy mà các mẹ cũng nên lưu ý về vấn đề này nhé.

Trẻ 12 tháng tuổi có dễ mắc bệnh chậm lớn?

Đây là một trong những bệnh được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm khi bé được 12 tháng tuổi. Bé mắc bệnh chậm lớn không chỉ về thể chất mà còn về cả nhận thức, ngữ thái tình cảm hoặc các kỹ năng mang tính xã hội.

Để nhận biết được sớm thì các mẹ có thể quan sát thấy là  bé chậm biết lẫy, biết bò và chậm phát triển ngôn ngữ.

Cách phòng tránh bệnh:

Để có thể phòng tránh cho bé một cách tốt nhất thì các mẹ nên xây dựng cho bé một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Nên có một bảng theo dõi và ghi lại các hoạt động của bé từ khi chào đời.

Tuy nhiên để có thể chữa trị cho bé thì  khi phát hiện các triệu chứng, biểu hiện khác thường ở bé, bạn không nên quá lo lắng, nên bình tĩnh và liên lạc tư vấn khám bác sĩ để có những cách giải quyết tốt nhất cho bé.

Làm thế nào để trẻ nhanh biết nói khi được 12 tháng tuổi?

1. Hãy trò chuyện với bé thật nhiều:

Với kinh nghiệm của nhiều mẹ khi sinh em bé, thì  việc liên tục nói chuyện với con thì cũng có thể làm tác động đến khả năng nói sớm của bé nhé.  

2. Hãy để trẻ tự nói chuyện một mình

Nếu mới nghe thì các mẹ có thể thấy không ổn nhưng phương pháp này rất hiệu quả để tạo thói quen phát ngôn và niềm vui cho trẻ. Đôi khi, cha mẹ ở vị trí người lắng nghe con mình cũng sẽ cảm thấy rất thú vị.

3. Giao tiếp với trẻ thường xuyên

Ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày, giống như một khu vườn sẽ càng được sinh sôi, phát triển nếu chúng ta chăm sóc kĩ lưỡng. Do vậy mà khi nói chuyện với con thì các bố mẹ hãy kiên nhẫn. Khi trẻ đã có một chút phản ứng, bé đã cố gắng nhưng vẫn chưa thể nói. Bố mẹ nên tỏ ra ghi nhận những nỗ lực của bé và cùng con cố gắng thêm. Đây là cách tốt nhất để dạy trẻ tập nói.

Chăm sóc trẻ sơ sinh 9 tuần tuổi như thế nào?
Chăm sóc trẻ sơ sinh 9 tuần tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Bé nhà bạn đã được 9 tuần tuổi và đã bắt đầu bước sang tháng thứ 3, vậy các mẹ đã có những “tuyệt chiêu” để chăm sóc bé yêu hay chưa?
Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi như thế nào?
Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Mới thế là bé nhà bạn đã được 1 tháng rồi. Dù đã dần quen với cách chăm sóc cho bé, nhưng khi bé được 4 tuần tuổi mẹ nên chăm sóc trẻ thế nào?
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link