Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bé được 13 tháng tuổi
Giờ đây, bé đang lẫm chẫm bước đi, dù những bước đi của bé chưa vững chắc nhưng các mẹ cũng đã phát mệt khi phải trông bé rồi nhé. Nhưng các mẹ đã biết cách chăm sóc bé khi trẻ được 13 tháng tuổi hay chưa?
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi được 13 tháng tuổi
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 13 tháng tuổi
Giờ đây, khi bé nhà bạn đã tập quen với việc ăn dặm nhưng có vẻ như bé đang cố kén chọn hơn trong việc lựa chọn món ăn thì các mẹ cũng đừng quá lo lắng mà nên cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé yêu của bạn nhé:
+ Sữa và đồ ăn dặm:
Hằng ngày, các mẹ có thể cho bé ăn/bú từ 3-5 lần/ngày. Nếu bạn vẫn cho con bú thì các mẹ cũng nên duy trì bởi nếu cả hai mẹ con đều thích việc cho bú và được bú mẹ, tại sao bạn không tiếp tục thêm một thời gian nữa? Tuy nhiên, nếu một trong hai không còn hứng thú, dưới đây là một số mẹo giúp bạn vượt qua giai đoạn cắt sữa cho bé:
1. Hãy giảm dần số lần bú mẹ trong ngày.
2. Hãy cho bé tham gia một họat động nào đó, bé sẽ không để ý tới việc lúc này là lúc bé đang phải rúc vào ti mẹ.
3. Hãy thường xuyên ôm ấp con để bé cảm thấy an tâm và được che chở.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi được 13 tháng tuổi cần phải được chú ý |
Ngoài ra, các mẹ cũng có thể bổ sung thêm sữa công thức và cho con uống sữa nguyên kem. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều cũng sẽ có khả năng gây ra tình trạng thiếu sắt hoặc việc không muốn ăn các thức ăn rắn. Do vậy mà các mẹ có thể trao đổi với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em về cách giảm lượng sữa con uống và tăng cường nguồn cung cấp sắt và vitamin C.
+ Cung cấp chất đạm, chất xơ và ngũ cốc:
Những nguồn dinh dưỡng mà các mẹ có thể tìm được từ trái cây, rau, thịt, cá, trứng, ngũ cốc và bánh mì cũng cần được đưa vào chế độ ăn của chúng.
+ Đảm bảo lượng nước trong cơ thể bé:
Các mẹ hãy để cho bé nước đủ nước để chống khát, nếu không phải là nước trái cây, thức uống có cồn hoặc là sữa. Nước tốt hơn cho răng của bé và không làm tăng calo trong chế độ ăn.
Đảm bảo sức khỏe của bé
Nếu trong vòng 12 tháng đầu, bé nhà bạn đã bị lỡ thời điểm tiêm Vắcxin, thì hãy hoàn thành việc đó ngay. Lịch tiêm Vắcxin cho trẻ nhỏ có thể thay đổi thường xuyên, nên hãy theo dõi định kỳ ở các cơ sở y tế hoặc y tế dự phòng tại địa phương bạn để cập nhật thông tin. Một số loại vắc-xin các mẹ nên tiêm cho trẻ:
Viêm gan B (HepB)
Haemophilusinfluenzae típ b (Hib)
Bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR)
Viêm màng não C (MenCCV)
Vệ sinh sạch sẽ cho bé trước khi ăn và sau khi đi ngủ:
Do hệ miễn dịch của trẻ còn yêu nên các mẹ cũng hãy cẩn thận với hàng ngàn loại vi khuẩn đang đe dạ bé mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu các mẹ bảo vệ bé quá kỹ hay vệ sinh quá mức cần thiết thì trẻ có thể bị gia tăng các triệu chứng dị ứng trên cơ thể bé.
Vì vậy, hãy tìm cách cân bằng và tạo sự lành mạnh trong căn nhà của bạn. Hãy đặt ra các tiêu chuẩn tối thiểu mà mọi người có thê đóng góp vào việc thực hiện nó, cố gắng đạt các mục tiêu thực tế đễ mọi người có thể cùng đạt được trong ngày.
Hãy tắm cho bé thường xuyên
Tắm là khoảng thời gian khiến cho trẻ cảm thấy thoải mái nhất và đây cũng là thời gian để mẹ nô đùa với bé. Do vậy mà các mẹ nên tăng thời gian tắm, đặc biệt là vào mùa hè. Tắm là cách dễ chịu nhất để làm mát cho trẻ, tiêu một ít thời gian và tìm kiếm niềm vui.
Nhớ rằng, ở 13 tháng tuổi con bạn vẫn còn quá nhỏ để có thể tự trèo ra khỏi bồn tắm. Vì vậy, hãy ngồi cạnh hoặc vào bồn tắm cùng với con. Chỉ cho con cách làm cho xà phòng sủi bọt, đưa bé đồ chơi nhựa dùng khi tắm và tái khám phá khía cạnh bên trong của con người con bạn.
Bé đã biết làm gì khi được 13 tháng tuổi
+ Bé đang học cách tự mặc quần áo:
Dù nhiều người nghĩ rằng bé còn quá nhỏ để mặc quần áo nhưng đây chính là thời điểm bé bắt đầu tập giúp mẹ. Hãy để ý tới việc bé đưa tay hoặc chân ra cho bạn mặc quần áo. Bé có thể cố gắng tập làm những thao tác đơn giản như đánh răng hoặc chải đầu. Bé sẽ học từng động tác mà bé quan sát thấy bạn làm mỗi sáng đấy nhé.
+ Bé đang học cách giao tiếp:
Mặc dù trong giai đoạn này, ngôn ngữ nói vẫn chưa thay thế ngôn ngữ “khóc”, bé sẽ cố gắng biểu đạt những điều mình muốn bằng một số cách khác. Giờ đây, bé có thể nói một vài từ cơ bản như “bà”, “mẹ”, “bác”, “măm măm”, “nhanh nhanh”. Bé cũng bắt đầu biết dùng tay chỉ vào đồ vật mà bé muốn có được, đôi khi bé cũng khiến cho bạn bất ngờ về những gì bé làm được đấy nhé.
Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi như thế nào? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Mới thế là bé nhà bạn đã được 1 tháng rồi. Dù đã dần quen với cách chăm sóc cho bé, nhưng khi bé được 4 tuần tuổi mẹ nên chăm sóc trẻ thế nào? |
Cần lưu ý gì về táo bón ở trẻ em? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Táo bón thường xảy ra ở trẻ sơ sinh ăn sữa ngoài và trẻ nhỏ đang bắt đầu tập ăn dặm. |