Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi được 11 tháng tuổi
Khi bé đã được 11 tháng tuổi, đây là giai đoạn bé cần rất nhiều nguồn dinh dưỡng để có thể phát triển một cách toàn diện nhất, vậy các mẹ đã có những kế hoạch nào đặc biệt dành cho bé yêu của mình chưa?
Khi trẻ được 11 tháng tuổi, các mẹ nên chăm sóc trẻ như thế nào?
Bé đang chập chững bước đi
Nếu bé nhà bạn còn khá rụt rè trong việc đi lại thì các mẹ có thể khuyến khích con tập đi bằng cách đứng hoặc quỳ trước mặt con và chìa hai bàn tay về phía bé. Bạn cũng có thể nắm hai tay con để cho bé vịn và bước về phía bạn.
Tuy nhiên, khi bé tập đi, các mẹ cũng cần phải lưu ý:
+ Hãy kiểm tra xem không gian xung quanh con có an toàn hay không?
+ Hãy luôn để ý đến bé.
+ Hãy cho bé cai ti giả
Làm thế nào để chăm sóc bé hiệu quả nhất? |
Đến thời điểm này, các mẹ có thể cho bé cai ti giả đi nhé bởi nếu bé càng dùng ti giả lâu chừng nào thì càng khó cai chừng đó, nhưng ngoài ra còn một lý do khác là bé đang bước vào giai đoạn học nói. Nếu lúc nào miệng cũng ngậm ti giả thì bé sẽ ít có cơ hội nói chuyện.
Tuy nhiên, việc cai ti giả có thể sẽ rất khó khăn đấy, vậy nên bạn hãy tiến hành từ từ: Giảm bớt thời gian bé dùng ti giả vào ban ngày và sau đó tiến tới việc không dùng vào ban đêm nữa nhé.
Trò chơi mới
Ở giai đoạn này, các mẹ nên cho bé chơi với nhiều trò chơi mới thay vì cho bé chơi những thứ đồ chơi cũ. Có thể đối với bé thì đẩy, ném hay gõ đập... vào tất cả mọi thứ là một trò chơi thú vị. Bé thích trò cầm một món đồ đưa cho bạn rồi lấy lại, bé cũng thích trò bỏ đồ vào hộp đựng rồi đổ ra lại. Những đồ vật phù hợp cho trò chơi này là các hình khối và xô, hộp, nồi, chảo; bé có thể lấy thứ này bỏ vào thứ kia.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 11 tháng tuổi
Nguồn dinh dưỡng thiết yếu:
Các nguồn dinh dưỡng thiết yếu mà bé không thể thiếu: như protein, chất sắt, kẽm, selen, i-ốt, folate, vitamin A, choline và các a-xít béo không bão hòa đa chuỗi dài (như DHA và ARA) – để hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của cơ thể bé.
Đó là những nguồn dinh dưỡng cho bé, nhưng khi mẹ bắt đầu cho trẻ làm quen với thức ăn cứng, bột ngũ cốc dinh dưỡng có bổ sung sắt (món ăn dặm khởi đầu thông dụng) có thể giúp duy trì hàm lượng sắt trong cơ thể. Khi kỹ năng ăn của trẻ phát triển, bạn có thể cho con ăn thêm trứng và thịt, giúp bổ sung cả protein lẫn chất sắt.
Nguồn dinh dưỡng tử sữa mẹ:
Dù bé đã được 11 tháng tuổi nhưng đối với bé, sữa mẹ hoặc sữa bột (hay kết hợp cả hai) vẫn là nguồn cung cấp chính các chất dinh dưỡng cho trẻvà giúp trẻ nạp năng lượng – chủ yếu từ carbohydrate và đường lactose – để đủ sức khám phá thế giới xung quanh. Protein chất lượng cao sẽ giúp trẻ tạo cơ bắp khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển của não bộ.
Cung cấp vitamin D cho trẻ:
Ngoài sữa mẹ thì nguồn dinh dưỡng từ vitamin D để giúp xương chắc khỏe cũng là một nguồn dinh dưỡng không thể thiếu. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ bú sữa mẹ (hoặc bú sữa mẹ xen kẽ với nguồn sữa khác) cần nhận 400 đơn vị IU vitamin D ngay từ khi chào đời bằng nguồn bồ sung bên ngoài.
Tuân thủ chế độ ăn dặm cho bé
Khi bé đến tháng thứ 11 thì các mẹ hãy tiếp tục cho con dùng những thực phẩm mới mà bé chưa được ăn với lượng nhỏ, và mỗi lần chỉ nên thử một loại thức ăn. Tháng này bé vẫn tiếp tục ăn 3 bữa chính với thức ăn thô dần lên. Tuy nhiên các mẹ hãy nhớ cắt nhỏ thức ăn để cho bé dễ cầm nắm, nhưng ngay khi bé ở tháng thứ 11 thì các mẹ cũng nên ngồi bên cạnh và quan sát cẩn thận để bé không bị mắc nghẹn.
Dinh dưỡng của bé trong 1 ngày:
+ Mẹ hãy tuân thủ cho bé ăn từ 3-4 bữa chính:
Dù ăn cháo hay cơm nát thì các mẹ cũng phải đủ 4 nhóm chất bao gồm chất bột (gạo, đỗ, mỳ… ), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng… ), chất béo (dầu ăn, mỡ), vitamin và chất khoáng (các loại rau, củ) và một số các vitamin (A, D, E, K) bị hạn chế, vì đó là các vitamin tan trong dầu.
+ Bé nên ăn từ 2-3 bữa phụ:
Trong các bữa phụ các mẹ có thể cho bé ăn sữa, sữa chua, súp, bún, phở, bánh ngọt… để thay đổi. Ngoài ra, mỗi ngày mẹ nên cho bé bú khoảng 600-800ml sữa (có thể gồm sữa mẹ, sữa ngoài, sữa chua… ).
+ Bổ sung nguồn vitamin từ nước ép trái cây:
Ngoài các bữa phụ các mẹ có thể cho bé ăn từ 1-2 bữa trái cây chín hoặc nước trái cây phá loãng.
Tuy nhiên, để có thể đảm bảo dinh dưỡng cho bé và để tránh bé bị thừa chất từ thì tổng lượng nước, nước ép hoa quả và các thức uống khác không vượt quá 168 – 224g một ngày. Lượng thực phẩm trong một bữa bột cho bé ở lứa tuổi này là: 20-25g bột, 30-40g chất đạm (thịt, cá, tôm, cua… ), 10-15g rau xanh, 10g dầu ăn.
Một số lưu ý khi cho trẻ ăn
Khi cho trẻ ăn hoa quả, các mẹ cũng chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm: các mẹ phải gọt vỏ, bỏ hạt để bé tránh bị hóc.
Nếu đến thời điểm này mà bé còn bú mẹ thì các mẹ để đảm bảo sức khỏe cho bé thì cũng đừng ăn hay uống những chất kích thích như: café, coca cola, trà, … nhé.
>Chăm sóc trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi như thế nào? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Thấm thoát mà bé nhà bạn đã được tròn 2 tháng rồi, nhưng đến tuần thứ 8 này, mẹ nên chăm sóc trẻ như thế nào là phù hợp nhất? |
>Chăm sóc trẻ sơ sinh 9 tuần tuổi như thế nào? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Bé nhà bạn đã được 9 tuần tuổi và đã bắt đầu bước sang tháng thứ 3, vậy các mẹ đã có những “tuyệt chiêu” để chăm sóc bé yêu hay chưa? |
Tác giả: Trần Thị Hà Nhi