Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi như thế nào?

07:00, Chủ nhật 24/07/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Chả mấy chốc mà bé nhà bạn đã được 2 tháng tuổi, nhưng ở giai đoạn này các mẹ nên chăm sóc trẻ như thế nào là hợp lý nhất?

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi trẻ được 2 tháng tuổi

Khi trẻ sơ sinh được 2 tháng tuổi thì cách chăm sóc bé ở thời gian này cũng dần khác so với tháng đầu tiên. Dù không cần phải cẩn trọng từng chút một, nhưng ở tháng thứ 2 này, các mẹ nên lưu ý gì khi chăm sóc bé?

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Kích thích tầm nhìn của bé phát triển

Nếu như ở tháng thứ nhất, khi tầm nhìn của bé còn hạn chế thì đến tháng thứ 2 này, mắt bé đã mở to, tầm nhìn cũng được xa hơn giai đoạn bé mới chào đời. Bé thường chăm chú vào những đồ vật nhỏ treo gần mặt. Bé cũng có phản xạ đưa tay ra tóm lấy những đồ chơi này.

Ở giai đoạn này, bé có thể nhận biết được hai màu sắc cơ bản là đen và trắng. Nhưng nếu để bé phát triển tốt vùng thị giác, bạn nên chọn những loại đồ chơi nhiều màu sắc hơn nữa nhé. Ngoài ra, để phát triển thị giác cho bé được tốt nhất, bạn nên treo những đồ chơi có dây treo và phát ra âm thanh trên đầu giường có thể hấp dẫn sự chú ý của bé. Những món đồ chơi này vừa luyện tập thị giác, vừa luyện tập thính giác cho bé.

Bé đã hiếu động hơn trước

Giờ thì ở giai đoạn này, bé của bạn không còn chịu nằm yên ngủ nữa, nhiều bé thường có thói quen nắm tròn bàn tay lại trong thời gian dài. Thi thoảng, bé có thể xòe rộng các ngón tay và tóm chặt một vật gì đó ở gần, thậm chí là tóc hay áo của bạn.

Mô tả ảnh.
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có những lưu ý gì?

Ngoài ra, bé có sở thích cho tay vào miệng hoặc nếu các mẹ đưa cho bé một món đồ nhẹ, bé cũng có thể nhấc, nâng vật đó lên được trước sự ngỡ ngàng của các mẹ đấy nhé.

Hãy trò chuyện với bé nhiều hơn

Ở giai đoạn này, bé của bạn lúc này đã biết chóp chép miệng hay phát ra những âm thanh chưa rõ nghĩa như “ê..ê”, “a..a”, “ou..ou”… Bé cũng rất thích “hóng chuyện” và tỏ ra đặc biệt chăm chú nhìn cử động miệng của bạn. Bé có xu hướng lặp đi lặp lại những âm thanh quen thuộc đó hàng ngày. Cũng bởi thế mà bé rất dễ bị thu hút bởi âm thanh nên các mẹ hãy nói chuyện nhiều hơn với bé, kể chuyện cho bé nghe hay là hát cho bé nghe, bé của bạn sẽ thích lắm đấy.

Rèn luyện thính giác cho bé

Đến tháng thứ hai này, cơ quan thính giác đang trong quá trình hoàn thiện, vì vậy bé chỉ nghe được những âm thanh ở gần. Bé có thể hướng đầu, quay mặt về phía người hỏi chuyện bé. Bé đặc biệt thích thú khi được nghe giọng nói của bạn hay của những người xung quanh.

Trong thời gian này, bé đã biết phản xạ với tiếng nói hoặc âm thanh. Bé sẽ lắng nghe chăm chú và có thể có phản ứng đáp lại. Do vậy mà các mẹ có thể mua cho bé đồ chơi phát ra tiếng nhạc như hộp âm nhạc vừa có thể luyện tập thính lực cho bé vừa có thể làm cho bé vui.

Giấc ngủ cho bé

So với bé một tháng tuổi thì tại thời điểm này, bé ngủ ít hơn một chút, thông thường bé ngủ khoảng 18 tiếng mỗi ngày. Ban ngày thường bé ngủ 3-4 giấc, mỗi giấc khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng. Còn ban đêm, thời gian ngủ của bé từ 10-12 tiếng. Sau khi tỉnh giấc vào ban ngày, bé chơi khoảng 1,5-2 tiếng rồi ngủ tiếp. Tuy nhiên, khi đã quen với thời gian và thời điểm bé ngủ, bạn có thể điều chỉnh thời gian sinh hoạt và vui chơi cùng bé cho phù hợp nữa nhé.

Một số lời khuyên cho các mẹ khi chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi

+ Khi bé có những triệu chứng bất thường, thay vì việc nghe theo những kinh nghiệm hay tự ý chữa bệnh cho bé thì các mẹ nên đưa bé đến gặp các bác sĩ để có thể được chữa trị và khám bệnh.

+ Hiện nay trên internet cũng là nơi có rất nhiều thông tin sai lệch. Hãy chắc chắn rằng bạn biết nguồn gốc của thông tin y tế trực tuyến bạn đang đọc.

+ Theo như một số chuyên gia khuyên bạn nên massage cho em bé hoặc tiếp xúc da với da, nhưng chỉ giữ hoặc đung đưa nhẹ là đủ.

+ Trong trường hợp khi bé khóc, hãy thử các kỹ thuật nhẹ nhàng khác nhau. Một số trẻ phản ứng với nhạc nhẹ hoặc hát. Một số trẻ khác được giữ bình tĩnh bằng tiếng ồn nhẹ như chạy máy hút bụi hoặc mở ti vi đấy các mẹ nhé.

Chăm sóc trẻ sơ sinh 9 tuần tuổi như thế nào?
Chăm sóc trẻ sơ sinh 9 tuần tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Bé nhà bạn đã được 9 tuần tuổi và đã bắt đầu bước sang tháng thứ 3, vậy các mẹ đã có những “tuyệt chiêu” để chăm sóc bé yêu hay chưa?
Chăm sóc trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi như thế nào?
Chăm sóc trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Thấm thoát mà bé nhà bạn đã được tròn 2 tháng rồi, nhưng đến tuần thứ 8 này, mẹ nên chăm sóc trẻ như thế nào là phù hợp nhất?
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link