Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bé được 4 tháng tuổi
Giờ đây, khi bé đã được 4 tháng tuổi, bé đã bắt đầu biết lẫy và đang tập “trườn”. Vậy khi ở trong giai đoạn này, các mẹ nên có những sự thay đổi nào khi chăm sóc trẻ?
Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi như thế nào?
Đảm bảo giấc ngủ cho bé
Trong tháng thứ 4 này, giấc ngủ của trẻ đã dần ổn định và thời gian ngủ mỗi lần kéo dài hơn những tháng trước. Có nhiều trẻ trong độ tuổi này có thể ngủ liền một mạch 6 tiếng trong một đêm. Nên việc bé quấy khóc hay thức dậy giữa chừng khi đang ngủ thì các mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé.
Mẹ hãy giúp bé tập cách lật người
Đến tuổi này, bé nhà bạn sẽ không chịu nằm yên một chút nào đâu nhé. Khi được đặt nằm sấp, bé sẽ dùng hai tay chống xuống để nhấc đầu và vai lên, một số bé có thể tự lật được.
Trong lần đầu tiên khi bé lật, thường là từ tư thế nằm sấp lật ra nằm ngửa. Bụng bé tròn nền nên rất dễ lật từ tư thế nằm sấp. Một số bé có thể thực hiện thao tác này nhiều lần, nhưng có một số bé lại phải mất mấy tuần sau mới có thể lật được.
Khả năng giao tiếp của trẻ được nâng cao
Bé được 4 tháng tuồi, các mẹ nên chăm sóc bé như thế nào? |
Giờ đây, bé đang rất hứng thú với những cuộc trò chuyện của những người xung quanh và thích được mọi người chú ý đến mình. Bé thường ê a những tiếng mà chẳng ai có thể hiểu nổi nhưng lại vô cùng đáng yêu. Bé dần quan tâm đến thế giới xung quanh và tò mò về những gì mình nhìn thấy. Vậy nên mẹ hãy tích cực trò chuyện, vui đùa cùng con, bé sẽ nhanh biết nói chuyện với mẹ thôi.
Cũng bởi vậy mà trong giai đoạn này các mẹ cũng nên trò chuyện và tâm sự với bé nhiều hơn nhé.
Khả năng cầm nắm của trẻ được nâng lên
Đến tháng thứ 4 này, bất cứ thứ gì trong tầm tay của bé đều trở thành trò chơi hấp dẫn và là thứ bé muốn sở hữu bằng được, chẳng hạn như: một cái xúc sắc, 1 cái vòng tay,….
Lưu ý với các mẹ khi chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi
Dù là đến tháng thứ 4 bé nhà bạn đã dần cứng cáp lên nhưng các mẹ vẫn cần lưu ý một số điểm khi chăm sóc bé nhé:
+ Cần thận để tránh bị ngã:
Đây là thời gian mà bé càng trở nên nghịch hơn, do vậy mà các mẹ nên tránh để bé ở những vị trí cao, bé có thể xoay lật và có thể bị ngã. Vì vậy khi không có mẹ ở cạnh, mẹ nên cho bé nằm trong cũi hoặc đặt bé dưới sàn nhà.
+ Đề phòng bị bỏng:
Dù trong giai đoạn này, bé vẫn chưa biết bò nhưng bé có thể xoay hoặc trườn và quờ quạng vào những vật gây nóng. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho bé mẹ nên để những vật dễ gây bỏng xa tầm tay của bé.
+ Đề phòng trường hợp bé bị hóc:
Trong giai đoạn này trẻ rất tò mò với những gì chúng nhìn thấy, sờ thấy. Trẻ sẽ đưa bất kỳ vật gì mà chúng nhặt được vào miệng gây hóc. Vì vậy mẹ nên cẩn thận tránh để xảy ra hậu quả xấu nhé.
Các mẹ nên tập thể dục sau khi sinh hay không?
Sau 4 tháng, lúc này cơ thể của bạn đã sẵn sàng tập luyện để lấy lại vóc dáng. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên tập nhẹ nhàng trong những lớp tập có cường độ thấp.
Khi các mẹ luyện tập, các mẹ nên hút sữa hoặc cho bé bú trước những hoạt động cường độ cao như chạy. Nhớ chọn mặc loại áo ngực có khả năng nâng đỡ tốt.
Các mẹ cũng có thể để bé tham gia vào chương trình tập luyện mới của mình nữa nhé.
>Lợi ích không tưởng khi cho trẻ đi chân trần (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Thay vì đi tất, hãy để chân bé tiếp xúc với mặt đất và khôn khí. Điều này mang đến rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của đôi chân. |
>Bé sơ sinh không chịu ngủ, mẹ phải làm sao? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ và thường hay khóc quấy dù đã được bú no. |
Tác giả: Trần Thị Hà Nhi