Chăm sóc trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi như thế nào?
Đây là giai đoạn mà bé cần được cung cấp thêm nhiều năng lượng hơn so với những tháng trước đây, do bé vận động nhiều hơn và ăn cũng khỏe hơn nữa các mẹ nhé.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bé được 8 tháng tuổi
Chế độ ăn dặm cho bé
So với những tháng trước thì đến tháng thứ 8, các mẹ nên tập dần cho trẻ làm quen với các loại thức ăn đặc hơn. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên cho bé tập từng chút một chứ đừng nên cho bé ăn đặc ngay nhé.
Thực đơn dinh xngc của bé rất đa dạng với các loại thực phẩm, chỉ ăn gạo tẻ trắng, không ăn nước xương hầm, ăn nhạt. Một ngày bạn nên cho trẻ ăn 3 đến 4 bữa cháo bột , cháo xay với đầy đủ bốn nhóm thực phẩm thiết yếu như đạm, béo, bột, vitamin và khoáng chất. Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng thì các mẹ nên chọn cho bé một thưc đơn có đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như đạm, béo, đường bột và chất xơ.
Khi bé được 8 tháng tuổi, các mẹ chăm sóc bé như thế nào? |
Bởi nếu các bé đảm bảo được sự cân đối hàm lượng dinh dưỡng sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện từ thể trạng cho đến trí não. Ngoài ra bé cũng cần bổ sung sát và kẽm vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Kẽm là vi chất thiết yếu giúp chuyển hóa năng lượng và hình thành tổ chức, tham gia vào các men chuyển hóa trong cơ thể. Đây chính là yếu tố quan trọng làm nên chiều cao của trẻ. Khi bị thiếu kẽm, bé thường kém ăn, rối loạn vị giác, rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển về chiều cao.
Đảm bảo cho bé bú đủ sữa mẹ
Nhiều bậc cha mẹ lầm tượng rằng khi bé bắt đầu ăn chung thì có thể cắt giảm đi lượng sữa cho bé. Thực sự thì bạn cần duy trì việc dùng sữa mẹ hoặc sữa ngoại cho bé, trẻ chỉ mới 8 tháng tuổi nên không thể nào cắt giảm đột ngột lượng sữa thay vào đó là các thức ăn rắn ngay được.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì các mẹ có thể cho trẻ ăn nhiều dạng thức ăn tổng hợp như sữa bột ngũ cốc, cách dạng thức ăn giả sữa từ rau củ, thịt xay nhuyễn. Những món ăn này vừa cung cấp cho trẻ các loại vitamin và khoáng chất như canxi, kẽm, kali, vitamin A, C,… vừa dễ ăn dễ nuốt, nó khiến trẻ có cảm giác giống như sữa và không bị ngán.
Khi bé được 8 tháng, các mẹ nên chú ý một số bệnh sau:
Do đây là tháng đầu bé tập ăn dặm nên ngoài những bệnh cảm cúm thông thường dễ mắc, rôm sảy, mụn nhọt do sự thay đổi thời tiết, trẻ còn rất dễ mắc phải một số bệnh có tính chất nguy hiểm hơn như dị ứng thức ăn.
Bởi do đây là tháng thứ 8, cũng là tháng bé đang tập ăn dặm nên có thể là do những thức ăn này quá nhiều chất dinh dưỡng trẻ không tiếp thu được gây ra đau bụng, tiêu chảy, hoặc nổi mề đay… Do vậy mà các mẹ cần quan sát thử nghiệm các phản ứng của trẻ trước khi áp dụng một món ăn mới. Tuy nhiên, nếu bé có những biểu hiện dị ứng nặng thì các mẹ cũng nên đưa bé đến gặp các bác sĩ để được tư vấn trực tiếp cho bé nhé.
>Chăm sóc trẻ sơ sinh 15 tuần tuổi như thế nào? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Trẻ được 15 tuần tuổi vậy các mẹ có biết cách chăm sóc trẻ như thế nào là tốt nhất? |
>Chăm sóc trẻ sơ sinh 15 tuần tuổi như thế nào? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Trẻ được 15 tuần tuổi vậy các mẹ có biết cách chăm sóc trẻ như thế nào là tốt nhất? |
Tác giả: Trần Thị Hà Nhi