Với các món làm từ vịt, khâu sơ chế đóng vai trò rất quan trọng. Sơ chế đúng cách sẽ giúp thịt vịt không bị hôi, nấu lên có hương vị thơm ngon.
Vịt mua sau khi được cắt tiết, vặt lông, bạn cần đem đi rửa sạch với muối hạt. Dùng muối chà xát khắp thân con vịt để loại bỏ các chất bẩn và giảm mùi hôi của vịt.
Để tăng hiệu quả khử mùi, bạn hãy rửa vịt một lần nữa với rượu và gừng đập dập.
Cuối cùng, rửa lại vịt bằng nước sạch và để ráo. Chặt vịt thành miếng vừa ăn.
Sau khi đã sơ chế xong phần thịt vịt, bạn có thể bắt tay vào để nấu các món lẩu vịt thơm ngon.
Hãy tham khảo công thức làm 3 món lẩu vịt đơn giản tại nhà dưới đây nhé.
Lẩu vịt hầm sả
Nguyên liệu:
1 con vịt xiêm, 2 quả dừa xiêm, 2 củ cải trắng, 1 vỉ trứng cút, 250 gram nấm rơm, 2 bìa đậu hũ non, 3 quả dưa chuột
Gia vị: sả, gừng, tỏi, hành tím, muối, nước mắm, đường, rượu trắng, chanh, tiêu, hạt nêm, dầu ăn.
Cách làm
Vịt sơ chế theo hướng dẫn ở trên. Ướp thịt vịt với 1 muỗng canh nước mắm, 1 muống cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh gừng băm, 1 muỗng canh tỏi và hành tím băm, 2 muỗng cà phê rượu trắng, 1/2 muỗng cà phê nước cốt chanh (để giúp thịt vịt mau mềm). Ướp thịt vịt trong khoảng 30 phút trước khi nấu.
Trứng luộc chín và bóc vỏ, để riêng.
Nấm rơm cắt gốc, ngâm nước muối và rửa sạch.
Sả băm nhỏ rồi bảo vào chảo phi thơm. Cho thịt vịt vào chảo và xào trên lửa lớn.
Đổ 1,5 lít nước vào nồi. Bỏ củ cải trắng cắt miếng vừa ăn, dưa chuột cắt miếng (bỏ phần lõi) và vài củ hành nướng dập dập vào nồi. Hầm khoảng 1 tiếng để lấy độ ngọt.
Lọc nước dùng để lấy phần nước trong, phần thịt vịt vớt ra để riêng. Sau đó thêm nước dừa tươi, vài nhánh sả tươi đập dập và một ít gừng cắt lát. Nấu sôi nồi nước dùng và cho thịt vịt vào nồi. Khi thấy bọt nổi lên thì vớt hết bọt ra để nước dùng trong.
Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Dọn lẩu vịt ra kèm với nấm rơm, trứng cút, đậu hũ non và các nguyên liệu khác tùy sở thích (như bún, rau sống...).
Lẩu vịt măng cay
Nguyên liệu
1 con vịt ta, 500 gram măng chua, 2 quả dừa xiêm, 3 bìa đậu phụ non, 2 bìa đậu phụ chiên vàng.
Gia vị: Gừng, tỏi, hành, ớt, sa tế, tiêu, muối, đường, bột ngọt, rượu trắng, dầu ăn.
Rau ăn kèm: Các loại nấm, rau sống (tùy sở thích).
Cách làm
Vịt làm sạch như hướng dẫn ở trên, chặt thành miếng vừa ăn rồi ướp với một muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê hạt tiêu, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê hành tím băm và 1 muỗng cà phê gừng băm. Ướp thịt vịt trong khoảng 1 tiếng.
Măng chua đem thái mỏng rồi luộc qua 2 lần nước. Rửa măng thật sạch và để ráo.
Bắc chảo lên bếp, cho chút dầu ăn và trút măng vào xào. Nêm chút gia vị cho măng vừa ăn.
Đậu thái thành miếng vừa ăn. Các loại rau rửa sạch, để ráo nước.
Phi thơm hành, tỏi và sả băm. Cho phần thịt vịt vào xào trên lửa lớn. Khi thịt vịt săn lại, thêm 2 muỗng canh sa tế (lượng sa tế có thể thay đổi tùy theo khẩu vị ăn cay nhiều hay ít).
Tiếp đó, hãy đổ nước dừa xiêm vào nồi thịt và nấu sôi. Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và ninh thêm 30 phút cho thịt vịt chín mềm.
Khi thấy vịt đã mềm thì cho măng chua vào nấu.
Sau đó có thể dọn lẩu ra ăn kèm với các loại nấm, rau sống, bún tươi...
Lẩu vịt om sấu
Nguyên liệu
1 con vịt xiêm, 15 quả sấu, 2 quả cà chua, 2 miếng váng đậu (tàu hũ ky), sa tế
Rau sống ăn kèm (rau muống, rau rút... tùy sở thích).
Gia vị: Tỏi, ớt, hành khô, sả, mắm, muối, bột ngọt...
Cách làm
Vịt sơ chế như hướng dẫn ở trên sau đó chặt thành miếng vừa ăn. Bỏ vịt vào nồi nước sôi chần sơ rồi vớt ra.
Ướp vịt với 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 ít sa tế (tùy khẩu vị).
Cà chua rửa sạch, bổ múi cau. Sấu cạo vỏ rửa sạch. Các loại rau rửa sạch và để ráo nước.
Váng đậu chiên vàng và để ráo dầu.
Phi thơm hành tím, tỏi băm, sả băm và ớt băm sau đó cho thịt vịt vào xào săn.
Khi thịt vịt đã săn lại thì cho nước vào và ninh nhỏ lửa trong 3 phút cho thịt chín mềm.
Sau đó, bỏ sấu vào nấu thêm 15 phút cho sấu chín mềm, nước có vị chua (lượng sấu có thể điều chỉnh theo khẩu vị).
Cho cà chua vào nấu chín. Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị.
Dọn lẩu ra bàn cùng với các đậu phụ, váng đậu, rau, bún...
Tác giả: Thanh Huyền
-
Gà luộc ăn không hết đem làm món này cả nhà gắp tới tấp, ngon miễn chê
-
Thịt chân giò đừng luộc với nước lã: Dùng loại nước này vừa không hôi lại đậm đà, ngọt thịt
-
Luộc gà đừng dùng nước lã: Làm theo cách này mới chắc thịt, đậm đà
-
Kho cá cho thêm loại lá này, món ăn vừa hết tanh lại thơm ngon bất ngờ
-
Cách luộc gan lợn thơm mềm, không khô, không tanh: Đừng chỉ dùng nước lã, nhớ cho loại gia vị này