Theo Nghị định 125/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới, từ 1/1/2022, đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính có thể bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.
Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi cản trở hoặc không cho thành viên trong gia đình thực hiện các hoạt động tạo ra thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì lý do giới tính. Như vậy, nếu người chồng ngăn cản không cho vợ đi làm vì lý do giới tính thì có thể bị phạt tới 5 triệu đồng.
Trước đây, theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 55/2009/NĐ-CP, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy hiếp tinh thần nhằm không cho phép thành viên trong gia đình thực hiện các hoạt động tạo thu nhập về định kiện giới chỉ bị phạt từ 200.000-500.000 đồng.
Ngoài ra, cũng theo Nghị định 125/2021/NĐ-CP, phạt từ 5-7 triệu đồng với các hành vi:
- Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhắm cản trở thành viên trong gia đình có điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính;
- Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định.
Trước đó, mức phạt cho các hành vi trên chỉ từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Điều 8 Nghị định 125/2021 quy định chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động.
Phạt cảnh cáo đối với hành vi vận động, xúi giục người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp theo định kiến giới.
Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với một trong các hành vi:
- Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Ép buộc hoặc nghiêm cấm người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp vì định kiến giới;
- Phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập;
- Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế người lao động thuộc một giới tính nhất định.
Phạt từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi đặt ra và thực hiện các quy định, quy chế có sự phân biệt đối xử về giới.
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm; sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức, cá nhân có sự phân biệt đối xử về giới...
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Đêm nay, mưa sao băng cực lớn thắp sáng bầu trời Việt Nam
-
Ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên của Việt Nam được ra viện
-
"Dân trong nghề' tiết lộ sự thật về thứ màu trắng quét lên những quả mít bị khoét đầu: Có phải "thuốc kích chín"?
-
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tiến hành các thủ tục mua vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi
-
Dự báo thời tiết 2 ngày tới như thế nào?