2 loại thuốc F0 không tự ý dùng tại nhà
Theo Zing, TS Hanan Balkhy của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, bệnh nhân Covid-19 khi điều trị tại nhà tuyệt đối không tự ý sử dụng 2 loại thuốc sau đây:
Một là thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh không có tác dụng với virus SARS-CoV-2 bởi bản chất của kháng sinh là liệu pháp điều trị vi khuẩn. Trong khi đó, tác nhân gây ra Covid-19 là virus. Việc sử dụng thuốc sáng sinh không giúp điều trị bệnh mà có thể tạo sức đề kháng cho các vi khuẩn khác đang tồn tại trong cơ thể. Lạm dụng, tự ý sử dụng thuốc kháng sinh không theo đơn của bác sĩ, người bệnh có thể gặp tình trạng kháng thuốc rất nguy hiểm.
Loại thuốc thứ hai mà người bệnh không được tự ý sử dụng là thuốc chứa steroid.
Steroid (còn gọi là cortisone hoặc corticosteroid) là những chất hóa học tự nhiên (hormones) do cơ thể tự tạo ra. Nó có tác dụng làm giảm viêm, ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, ngăn chặn giải phóng histamine - một hóa chất trung gian được tạo ra trong phản ứng dị ứng.
Người bệnh sử dụng steroid trong thời gian ngắn thường không gặp tác dụng phụ. Tuy nhiên, dùng thuốc ở liều càng cao, bệnh nhân càng có nguy cơ gặp tác dụng phụ và tái phát bệnh khi ngừng thuốc.
Sử dụng thuốc steroid quá liều có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng, trong đó có bệnh nhiễm nấm loại Murcomycose (bệnh nấm đen).
Nấm đen là hội chúng bí ẩn xuất hiện trên hàng loại ca mắc Covid-19 ở Ấn Độ. Người mắc hội chứng này trải của những triệu chứng phổ biến như giảm thị lực, sụp mí mắt, chảy dịch mũi. Trong rất nhiều nhiều trường hợp, phương pháp điều trị duy nhất có hiệu quả là cắt bỏ hết các tế bào nhiễm nấm, đa phần tập trung ở vùng mắt.
Chuyên gia của WHO khuyến cáo, khi điều trị Covid-19 tại nhà, bệnh nhân nên giữ tinh thần lạc quan, uống thuốc theo kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ.
Một số loại thuốc cần chuẩn bị khi F0, F1 cách ly tại nhà
Theo VnExpress, Phó giáo sư, tiến sư Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết nên chuẩn bị các thuốc thông thường như thuốc hạ sốt, tiêu hóa, dạ dày, dầu xoa, các loại vitamin, nhất là vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể; nước muối để súc miệng, súc họng, xịt mũi...
Trường hợp F0 sốt nhẹ có thể uống thuốc hạ sốt, uống nhiều nước hoặc bổ sung dung dịch Oresol để tránh mất nước... Không tự ý dùng thuốc kháng sinh hay các thuốc khác tại nhà. Các loại thuốc kê đơn phải có sự chỉ định của bác sĩ.
Một số dụng cụ thông thường để theo dõi sức khỏe tại nhà như nhiệt kế, máy đo huyết áp; thiết bị đo độ bão hòa oxy đeo ở đầu ngon tay hoặc máy đo độ oxy bão hòa trong máu ngoại vi SpO2 (nếu có điều kiện)...
Khi người bệnh có đấu hiệu sốt tăng lên, ho khan, tức ngực, nhịp thở nhanh trên 20 lần/phút (bình thường là 16-18 lần/phút) cần liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, can thiệp kịp thời.
Nếu người bệnh trở nặng đột xuất, khó thở, chuyển sang viêm phổi... cần gọi cấp cứu đưa đến cơ sở y tế, có sự tư vấn của bác sĩ để tránh lây nhiễm cộng động và nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Người thân cần làm gì khi chăm F0, F1 tại nhà: Nên dùng điều hòa riêng, sau 2-3 ngày xét nghiệm 1 lần
-
F0 dù ở viện hay ở nhà, thấy xuất hiện 6 triệu chứng phải gọi cấp cứu ngay, đừng chậm chân kẻo muộn
-
Bác sĩ BV dã chiến chỉ cách giúp F0 nhẹ tự khỏi bệnh sau 7 ngày: Hãy ăn ngủ điều độ
-
Hướng dẫn bài tập phục hồi phổi cực hữu ích dành cho F0, F1
-
Khoảng thời gian người bệnh nCoV dễ lây cho người khác nhất: 'Còn không rõ mình là F0 từ lúc nào'