Thứ nước được nhắc đến ở đây là nước mía củ cải. Chỉ cần 2 nguyên liệu là mía và củ cải trắng, bạn sẽ có một loại đồ uống bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, nhất là trong tình hình dịch bệnh như hiện nay.
Nước mía củ cải giúp dưỡng phổi, giảm ho
Cách làm rất đơn giản. Mía bỏ vỏ (hoặc rửa sạch vỏ). Bổ mía thành từng miếng nhỏ. Củ cải cũng làm sạch và cắt thành miếng mỏng. Cho hai nguyên liệu vào nồi, đổ ngập nước vào nấu sôi khoảng 15 phút.
Chắt lấy phần nước và uống khi còn ấm để bồi bổ phổi.
Cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), cho biết, trong Đông y, mía có vị ngọt, tính hàn, chủ bổ khí kiêm hạ khí, bổ dưỡng, đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết cường gân cốt, an thần, tả phế nhiệt, hạ đờm hỏa... Vì vậy, mía có thể được dùng để dưỡng phổi, làm ấm bổ phổi, chữa ho hậu Covid-19.
Củ cải còn được coi là "nhân sâm trắng" vì lợi ích của nó đối với sức khỏe. Củ cải trắng có vị ngọt, hơi cay, đắng, không độc, tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, bảo vệ dạ dày. Ngoài ra, củ cải trắng còn giúp chữa ho, bổ phổi, làm sạch ruột, tăng cường tuổi thọ.
Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, đem mía và củ cải trắng nấu thành nước uống có thể giúp thanh phế (bổ phổi), giảm ho, tiêu đờm, giảm viêm họng.
Lưu ý khi sử dụng nước mía củ cải
TS. Phạm Việt Hoàng – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội, cho biết trong đợt dịch vừa qua, nhiều người sử dụng mía và củ cải luộc lấy nước uống thay nước để bồi bổ phổi, giảm ho. Tuy nhiên, khi dùng nước mía của cải, người bệnh chỉ nên uống 2 lần/ngày, uống khi còn ấm, không uống nhiều. Người đi ngoài phân lỏng không nên sử dụng loại đồ uống này. Nước mía củ cải có tác dụng lợi tiểu nên tránh uống nhiều vào buổi tối.
Bên cạnh đó, lương y Bùi Hồng Minh đưa ra lưu ý, nước mía củ cải sau khi nấu nếu không uống ngay thì nên đậy kín, bảo quản trong tủ lạnh. Nên dùng hết ngay trong ngày, không uống khi đã để qua đêm.
Nếu ho quá lâu không khỏi, người bệnh cần đi khám để được tư vấn chính xác vì việc sử dụng nước mía củ cải có thể hợp với người này nhưng không hợp với người khác.
Tác giả: Thanh Huyền
-
F0 dùng điều hòa có được không, có sợ khí lạnh làm bệnh nặng hơn: BS Trương Hữu Khanh trả lời
-
10 thực phẩm tốt cho phổi, hỗ trợ phục hồi tổn thương cho F0 hậu Côvy: Không cứ phải tổ yến mới tốt
-
F0 tái nhiễm sau 2 tuần khỏi bệnh, yếu đi trông thấy: BS giải thích nguyên nhân, bỏ suy nghĩ "sớm mắc sớm khỏi"
-
Mắc Omicron nhẹ nhưng đuối vì kiêng cữ: BS Khanh chỉ 4 cái "kiêng" khiến F0 tự "hành" mình, thêm mệt mỏi
-
Chớ lạm dụng kháng sinh, F0 dùng gừng theo 5 cách này giúp giảm ho, rát họng, làm ấm người để mau khỏe