Đi bộ sau bữa ăn giúp tiêu hóa, giảm căng thẳng và giúp giữ dáng
Thời gian đi bộ
Sau bữa ăn không nên đi bộ ngay mà chỉ nên đi sau khi ăn 30 phút. Sau khi ăn no, hầu hết máu dồn về đường tiêu hóa để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Đi bộ ngay lúc này sẽ khiến bụng khó tiêu. Tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi sau bữa ăn khoảng 30 phút rồi hãy đi dạo bên ngoài.
Kiểm soát tốc độ đi bộ
Tốc độ khi đi bộ không nên quá nhanh sẽ khiến máu lưu thông đến hệ vận động nhanh chóng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, dễ sinh ra các bệnh về dạ dày.
Người cao tuổi rất dễ bị hạ huyết áp sau bữa ăn, đi bộ quá nhanh sau ăn sẽ dễ dẫn đến thụt huyết áp. Có nhiều người đi bộ nhanh sau ăn vì tưởng rằng như vậy tốt hơn nhưng vì thể lực không kịp tốc độ đi bộ dễ gây tổn thương cơ thể.
Nắm vững tư thế đi bộ
Khi đi bộ không nên cúi gập người. Nên chọn giày dép thoải mái, đúng kích cỡ, tránh làm mòn chân và các khớp do đi bộ sai cách. Khi đi bộ, giữ cơ thể thư giãn, ngẩng cao đầu, ngực, bụng thẳng, hướng người về phía trước và cung tay khi đi bộ.
Với người cao tuổi, béo phì nên vận động từ nhẹ đến nặng, không vận động quá sức sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ thể và dễ sinh bệnh.
Môi trường đi bộ
Có nhiều người quen với việc đi bộ trên đường nhưng khói xe trên đường thải ra quá nhiều chất độc hại, chẳng hạn như carbon monoxide và nitơ oxit. Cơ thể con người hít phải lâu dài có thể gây hại cho hệ hô hấp, hệ miễn dịch và hệ tim mạch.
Việc đi bộ khi gió lạnh sẽ kích thích mạch máu co lại, tuyến mồ hôi bị kích thích, gió lạnh thổi vào sẽ gây đau đầu,… Vì vậy khi đi bộ sau ăn bạn nên chọn môi trường thoáng đãng, nhiều cây xanh như công viên và giữ ấm cơ thể khi đi ra ngoài lúc trời lạnh.
Nhóm người không nên đi bộ sau bữa ăn
Người thiếu máu
Những người thiếu máu có số lượng tế bào hồng cầu thấp. Sau khi ăn no, hầu hết máu sẽ đi đến dạ dày. Việc đi bộ sau bữa ăn có thể gây thiếu máu não và thiếu oxy, gây nhức đầu, chóng mặt hoặc ngất và làm trầm trọng thêm các triệu chứng thiếu máu.
Với những người dễ ốm, cơ thể yếu nếu đi dạo sau bữa ăn có thể làm tăng gánh nặng cho cơ thể và khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và mạch máu não.
Với bệnh nhân mắc bệnh lý dạ dày đi lại nhiều sau ăn cũng sẽ khiến thức ăn khó tiêu hóa tốt, càng tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho bệnh ngày càng nặng.
Bệnh mạch vành, tim mạch
Sau khi ăn no, tim liên tục bơm máu để cung cấp đủ máu cho đường tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Bệnh nhân bị bệnh mạch vành dễ gây ra các cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim nếu tập thể dục ngay sau bữa ăn.
Vì vậy với người mắc bệnh mạch vành chỉ nên đi bộ sau khi ăn khoảng 1 tiếng với tốc độ chậm đến trung bình.
Tóm lại, một người bình thường đi bộ khoảng 60 bước mỗi phút, cánh tay buông thõng thoải mái. Nếu có tuổi hay chân tay yếu, nên đi bộ tùy theo thể trạng của mình, không nên gắng sức.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Chuyên gia bật mí tips đi bộ đúng cách giúp đôi chân của bạn thon gọn hơn
-
Sự khác biệt giữa chạy bộ buổi sáng và đi bộ buổi tối: Vận động thời điểm nào tốt hơn?
-
Sau 50 tuổi: 4 thói quen quan trọng hơn cả đi bộ giúp ngừa bệnh tật
-
3 biểu hiện ở chân khi đi bộ cho thấy mạch máu của bạn đang tắc nghẽn
-
Chạy bộ buổi sáng 30 phút hay đi bộ buổi tối 1 tiếng sẽ tốt hơn cho sức khỏe?