Trứng là thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhưng nếu ăn hoặc chế biến sai cách lại vô tình trở thành thứ nguy hiểm, khiến người ăn dễ mắc bệnh.
Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, một quả trứng gà trung bình chứa 187mg cholesterol. Một báo cáo năm 2019 của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết người Mỹ ăn rất nhiều trứng (mỗi người ăn khoảng 279 quả trứng trong một năm).
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị, mỗi người không nên ăn quá 300 mg cholesterol mỗi ngày. Với những người mắc bệnh tim mạch, nên ăn ít hơn người bình thường. Trứng có chứa lượng cholesterol đáng kể nhưng lại có tương quan thuận lợi giữa Lecithin và cholesterol. Do vậy, Lecithin sẽ có vai trò điều hòa cholesterol, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.
Với người muốn giảm cân, có thể ăn bữa sáng hàng ngày với trứng. Ăn trứng vào bữa sáng giúp giảm khoảng 270-470 calo nạp vào trong bữa trưa và bữa tối, bởi trứng có chỉ số no cao hơn 50% so với bánh mì trắng hoặc ngũ cốc ăn sáng. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu chỉ ăn một quả trứng, có thể sẽ khiến bạn chưa đủ no. Bạn có thể bổ sung thêm với 1-2 lát bánh mì, rau xanh và hoa quả.
Các bác sĩ khuyến cáo, với người khoẻ mạnh, duy trì tối đa 1 quả trứng mỗi ngày cơ thể sẽ nhận được những lợi ích sau:
Hỗ trợ giảm cân
Trứng là một trong những thực phẩm tốt nhất cho quá trình giảm cân, trứng rất giàu lecithin, sterol, lòng đỏ trứng, canxi, phốt pho, sắt, vitamin A, vitamin D và vitamin B.
Đáng chú ý, ăn trứng rất nhanh no, năng lượng của một quả trứng là 70-86 kcal nhưng lại có thể khiến bạn no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn. Ăn trứng có thể giảm tổng lượng calo hấp thụ trong ngày một cách hiệu quả, cải thiện tỷ lệ trao đổi chất cơ bản, đốt cháy và tiêu hao chất béo.
Tăng cường trí não
Ăn trứng thường xuyên có thể đạt được tác dụng tăng cường trí não và dưỡng não, bởi vì protein trong trứng rất phong phú. Loại protein này cũng là protein chất lượng cao, có thể thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các cơ quan khác nhau trong cơ thể con người, và cũng có thể làm cho cơ thể con người ngày càng khỏe mạnh hơn.
Lecithin có trong trứng có thể thúc đẩy hiệu quả sự phát triển của não bộ , ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh Alzheimer, cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung.
Bảo vệ sức khỏe lá gan
Là một cơ quan rất quan trọng trong cơ thể, gan có chức năng chuyển hóa và giải độc. Đồng thời, gan còn có chức năng dự trữ máu, điều hòa bài tiết mật và protein từ máu, đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe.
Lecithin và lòng đỏ trứng có thể sửa chữa các tế bào gan bị tổn thương và cải thiện khả năng tái tạo của gan. Những người có gan kém có thể muốn ăn một quả trứng mỗi ngày, điều này giúp ích cho việc nuôi dưỡng và bảo vệ gan.
Giúp phòng chống u.n.g t.h.ư
Vitamin B2 trong trứng có thể tham gia vào quá trình ngăn chặn sự hình thành cũng như kích thích quá trình tự chết của tế bào ung thư. Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng trong trứng như selen có thể ngăn chặn hiệu quả sự tái sinh của tế bào u.n.g t.h.ư.
Các nhà dinh dưỡng học đã phát hiện ra rằng, tỷ lệ u.n.g t.h.ư của những người thường xuyên ăn trứng thấp hơn 32% so với những người không ăn trứng. Do đó, có thể thấy rằng, trứng có tác dụng ngăn ngừa và chống u.n.g t.h.ư rất tốt. Bệnh nhân ung thư nên tham khảo sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ về cách thêm trứng vào chế độ ăn, để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Những người không nên ăn trứng
Người bị sốt
Bình thường trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên ăn trứng khi bị sốt. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.
Người mắc bệnh gan
Mặc dù trứng có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên bệnh nhân mắc bệnh gan được khuyên không nên ăn trứng, bởi lòng đỏ trứng chứa chất béo và cholesterol, ăn quá nhiều có thể làm tổn hại thêm chức năng trao đổi chất của gan. Người bị b.ệ.nh gan được bác sĩ cho biết nên kiểm soát lượng trứng, nếu muốn chỉ nên ăn nửa quả một ngày.
Người mắc bệnh thận
B.ệ.nh nhân mắc bệnh thận có chức năng thận kém và rất khó chuyển hóa các thực phẩm giàu protein như trứng. Nếu bạn ăn quá nhiều sẽ làm nặng thêm tình trạng thận và thậm chí tồi tệ hơn. Do đó, b.ệ.nh nhân thận không thích hợp để ăn quá nhiều trứng.
Người mắc b.ệ.nh tiểu đường
Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo omega-3, vitamin, protein và nhiều dưỡng chất khác có lợi sức khỏe. Tuy nhiên, chúng cũng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa, những "thủ phạm" có thể gây ra b.ệ.nh tiểu đường mức độ 2 và các hiện tượng mỡ trong máu nếu ăn quá nhiều. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, những người có bệnh tiểu đường nên hặn chế hoặc kiêng hẳn món trứng ra khỏi thực đơn.
Người mắc b.ệ.nh tim mạch
Theo khảo sát nghiên cứu những người có tiền sử bệnh tim mạch của các nhà khoa học đến từ Đại học Western (Canada) cho thấy, thường xuyên ăn nhiều hơn 3 quả trứng/tuần có thể làm các mảng bám ở thành động mạch dày lên, thu hẹp động mạch, khiến máu chảy khó khăn hơn và buộc trái tim phải hoạt động quá sức, làm gia tăng nguy cơ mắc b.ệ.n.h tim mạch và đột quỵ.
Hơn nữa, hàm lượng cholesterol cao trong trứng gà cũng không tốt cho người bị b.ệ.n.h liên quan đến xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành vì có thể làm hẹp, khó lưu thông thậm chí là tắc nghẽn.
Người có cơ địa dị ứng
Ở trẻ nhỏ, khoảng 1,5% các bé dị ứng với trứng gà cho thấy trứng là nguyên nhân hay gặp gây dị ứng thức ăn. Nghiên cứu cho thấy, protein có trong lòng tráng dễ gây ra hiện tượng dị ứng cho trẻ. Bởi dị ứng là căn bệnh phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, nên nếu gặp phải triệu trứng lạ mỗi khi ăn trứng, bạn nên đi khám và tránh ăn trứng tối đa để không gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau trên cơ thể.
Ăn trứng bao nhiêu là đủ?
Trứng là món ăn hấp dẫn với nhiều lứa tuổi, nhưng chỉ nên ăn với mức độ vừa phải. Theo khuyến cáo, nên căn cứ vào độ tuổi và cơ địa mỗi người để tính toán lượng trứng phù hợp.
Với trẻ nhỏ dưới 5-6 tháng một tuần chỉ nên ăn 3 lần, mỗi lần một nửa lòng đỏ trứng gà dưới dạng nhuyễn như nấu bột hay nấu cháo.
Với trẻ trên 7 tháng mỗi bữa ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà.
Với trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi, mỗi bữa ăn 1 lòng đỏ trứng gà
Với trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi cho ăn cả lòng đỏ và lòng trắng và mỗi bữa ăn 1 quả
Với trẻ từ 1 - 2 tuổi ăn từ 3 - 4 quả/tuần
Với người lớn một tuần chỉ nên ăn 3-4 lần trứng gà.
Với người bị cao huyết áp hoặc cholesterol máu cao vẫn có thể ăn trứng. Tuy nhiên chỉ nên ăn 1-2 lần trong một tuần.