Lạc có các chất protein, chất dầu béo, amino acid: lecithin, purin, alkaloid, calcium, phosphore, sắt. Chất lysin trong hạt lạc có tác dụng phòng ngừa lão suy sớm và giúp phát triển trí tuệ của trẻ em.
Acid glutamic và acid aspartic thúc đẩy sự phát triển tế bào não và tăng cường trí nhớ, ngoài ra chất catechin trong lạc cũng có tác dụng chống lão suy.
Vitamin E, cephalin và lecithin có trong dầu lạc có thể phân giải cholesterol trong gan thành bile acid và tăng cường sự bài tiết chúng, giúp làm giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch và bệnh ở mạch vành tim, thúc đẩy tế bào não phát triển; ngăn ngừa sự lão hóa của da, làm đẹp và khỏe da.
Màng bọc ngoài của nhân lạc có tác dụng chống sự hòa tan của fibrin, thúc đẩy công năng tạo tiểu cầu của tủy xương, rút ngắn thời gian chảy máu, do đó có tác dụng cầm máu tốt. Trong vỏ cứng của củ lạc có chất luteolin có tác dụng hạ huyết áp, chất beta - stosterol có tác dụng hạ mỡ máu. Tuy nhiên, có rất nhiều người không thể ăn củ lạc vì gây hại cho sức khoẻ.
Người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu khá cao nên cần hạn chế các loại thực phẩm có nhiều chất béo như lạc.
Người có vết bầm tím trên cơ thể
Lạc là loại thực phẩm có chứa nhiều chất gây đông máu, với những người đang có nhiều vết bầm tím trên cơ thể nếu ăn lạc vào thì sẽ có thể làm cho máu bầm lâu tan hơn, thậm chí làm cho vết bầm thêm nặng hơn nữa.
Người bị máu nóng
Người máu nóng thường rất dễ bị nhiệt, viêm khoang miệng, chảy máu mũi… Lạc có thuộc tính nóng nên với những đối tượng này, nên hạn chế ăn lạc để không bị nóng càng nóng.
Người bị nhiễm mỡ máu
Lạc là thực phẩm có hàm lượng chất béo và lượng calo cao, ăn nhiều chỉ làm bệnh thêm trầm trọng hơn, thâm chí còn gây ra các bệnh nguy hiểm khác như bệnh mạch vành, bệnh tim mạch hay mạch máu não khác đe dọa tính mạng. Người bị mỡ mãu, nên hạn chế ăn các chất béo, đạm càng nhiều càng tốt.
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh