Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh, thường được trồng trong vườn, trong nhà để làm đẹp không gian. Tên khoa học là Sansevieria trifasciata, chiều cao khoảng 50 - 60cm.
Đặc điểm của cây lưỡi hổ là có thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn có vẻ sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào. Trên thân có 2 màu xanh và màu vàng dọc từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ khi ra hoa nở thành từng cụm, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn.
Lưỡi hổ là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, có tới hơn 70 loài khác nhau như: cây lưỡi hổ cọp, cây lưỡi hổ Thái, cây lưỡi hổ xanh... nhưng phổ biến nhất hiện nay là lưỡi hổ Thái và lưỡi hổ cọp.
Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ
Trong phong thuỷ, cây lưỡi hổ có tác dụng tốt trong việc trừ tà, xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều không may mắn trong cuộc sống. Lá cây mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người. Với dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây là biểu tượng cho sự uy quyền, danh gia vọng tộc.
Hoa lưỡi hổ mang đến vẻ đẹp kiêu sa với ý nghĩ cho phong thuỷ rất lớn. Theo quan niệm của người xưa, những người trồng cây lưỡi hổ nếu chăm sóc cây ra được hoa, thì may mắn trong năm, không chỉ ở cuộc sống mà còn mang đến nhiều thuận lợi trong công việc, tài chính.
Để phát huy được tác dụng về phong thuỷ, ta nên tìm đặt vị trí phù hợp cho cây. Vị trí tốt sẽ giúp ta có được may mắn, thuận lợi hơn trong công việc và cuộc sống.
Có nên trồng lưỡi hổ trong nhà không?
Với những ý nghĩa tuyệt vời trên, cây lưỡi hổ rất phù hợp để trồng và chưng trong nhà.
Nhiều người thường đặt cây lưỡi hổ ở phòng khách, bàn làm việc, ban công phòng ngủ sẽ giúp gia chủ cảm thấy thư giãn, thoải mái, xả stress.
Với vị trí bàn làm việc, những mẫu cây lưỡi hổ mini sẽ rất phù hợp. Nó có ý nghĩa mang đến sự thuận lợi, thuận buồm xuôi gió trong công việc.
Bên cạnh đó, cây lưỡi hổ là một trong những loài cây có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe.
Nếu trồng lưỡi hổ trong nhà có rất nhiều công dụng như khiến giấc ngủ ngon hơn do cây lưỡi hổ có chức năng hấp thụ CO2 và thải ra O2 ngay cả ban đêm. Lá cây có khả năng hút bám bụi nên không khí trong nhà sẽ luôn luôn trong lành.
Thân cây mọng nước, do đó, lá cây lưỡi hổ có tác dụng tương tự như lá nha đam, có tính sát khuẩn, kháng viêm.
Khi làm việc trong không gian kín, ít không khí, có nhiều thiết bị điện tử như các tòa nhà văn phòng, cao ốc trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, căng thẳng.
Do đó, hầu hết văn phòng công ty đều lựa chọn trồng cây lưỡi hổ, giúp giảm stress, tạo màu sắc tươi mới, đem đến cảm giác thư thái.
Chi tiết cách trồng cây lưỡi hổ trong nhà đơn giản, ai cũng làm được
Tuy là đơn giản và không cần tốn nhiều công sức để chăm sóc nhưng bạn phải biết cách trồng cây lưỡi hổ trong nhà. Tùy theo điều kiện hoàn cảnh, bạn có thể chọn cách trồng cây lưỡi hổ bằng nước hoặc cách trồng cây lưỡi hổ bằng lá. Song cách trồng cây lưỡi hổ bằng nước có vẻ đơn giản hơn nhiều so với cách trồng bằng lá. Cụ thể:
Cách trồng cây lưỡi hổ bằng nước
Bạn nên chuẩn bị những thứ sau gồm: Chậu thủy tinh, giống cây trồng và giá đỡ để cố định cây trong chậu.
Trong đó, đối với giống cây trồng, bạn nên chọn những chiếc lá khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và có màu đẹp. Sau khi mua về, bạn nên tách cây ra rửa sạch đất bám rễ rồi ngâm trong thau nước trong vòng 15 - 20 phút và tiếp tục rửa thêm 2 - 3 lần nước nữa cho đến khi sạch. Trước khi cắm vào chậu, bạn nên kiểm tra bộ rễ lần nữa và cắt bỏ những chiếc rễ già dễ bị bệnh, lá già vàng úa. Bởi đơn giản trồng cây lưỡi hổ trong nước, chúng ta không chỉ quan sát lá mà còn có cả bộ rễ.
Cắm cây lưỡi hổ vào chậu xong, bạn đổ thêm nước đến khoảng 2/3 chậu. Nếu đổ nhiều hơn, rễ cây có thể bị ngập úng dẫn đến hư cây. Bạn hãy nhỏ thêm vài giọt dinh dưỡng thủy canh vào để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.
Lưu ý, để cây luôn xanh tươi, bạn nên đặt cây ở nơi thoáng mát và có ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Ngoài ra, bạn nên thay nước 1 lần/tuần hoặc thay khi nước bị vẩn đục. Đến mùa lạnh, bạn có thể thay nước ít hơn, chừng 10 - 15 ngày một lần. Khi thay, bạn nhớ rửa sạch rễ và cắt bỏ những chiếc lá và rễ bị thối.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Ai tuổi này đại kỵ trồng cây Kim Tiền: 1 cây thôi cũng đủ tổn hao phúc lộc, tiền bạc đội nón ra đi
-
Cách trồng cà tím trong chậu cho quả sai lúc lỉu, ăn mãi không xuể
-
Trồng cây khế trong nhà phải nhớ 1 điều đại kỵ, 2 điều nên để thu hút tài lộc vận may sung túc
-
Người khôn không cần trồng nhiều cây phong thủy, chỉ cần 1 cây này vừa hoành tráng vừa hút vàng, đã giàu càng giàu
-
Gioăng cao su tủ lạnh lau mãi không sạch: Lấy thứ này đánh lên chỉ 3 phút sạch bong như mới