Cây lộc vừng có hoa, màu sắc đỏ rực rỡ, rũ xuống tựa như một chùm pháo hoa, vừa đẹp lại vừa tượng trưng cho sự may mắn, hưng vượng nên rất được nhiều người ưa chuộng trồng trước sân nhà. Theo quan niệm của phong thuỷ học, trồng cây lộc vừng có thích hợp trồng ở trước nhà?
Ý nghĩa cây hoa lộc vừng
Cây lộc vừng hay cây lộc mưng có tên khoa học là Barringtonia acutangula, là cây thân gỗ sống lâu năm, có chiều cao thân trung bình từ 2 - 5 m, nhiều loại có thể cao đến 10 m. Tại Việt Nam, cây lộc vừng phát triển ở khắp mọi miền từ Bắc đến Nam. Cây có thân và gốc đẹp, hoa thường màu đỏ và lá của nó có hình mác, khi nở có hương thơm, được dùng làm cây cảnh. Có người xếp lộc vừng vào bốn loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc.
Cây lộc vừng tượng trưng cho sự tài lộc, thịnh vượng, may mắn và sự sung túc. Bởi trong tên cây liên quan đến chữ Lộc nên sẽ mang nhiều tài lộc đến với gia chủ. Đồng thời, cây còn mang ý nghĩa gia đình hòa thuận, anh em đoàn kết bởi sự xum xuê của tán cây và sự kết chùm của hoa.
Ngoài ra theo quan niệm xưa, trong nhà có trồng cây lộc vừng cho ra hoa đỏ từng chùm ngụ ý hỷ sử. Gốc cây lộc to và vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển của gia chủ. Cây lộc vừng có tuổi thọ cây càng cao mang ý nghĩa trường thọ cho các thành viên trong nhà. Đồng thời, cây lộc vừng còn đem lại cảm giác bình yên, an toàn, xui đuổi những điều không may mắn.
Cây lộc vừng trồng trước cửa nhà có tốt không?
Lộc vừng là loài cây được ưa chuộng trong khuôn viên của mỗi gia đình Việt, cây lộc vừng mang ý nghĩa phong thủy tốt lành cho gia chủ - “rước lộc về nhà”.
Trong kiến trúc xây dựng của người Á Đông, ngoài việc xây nhà theo lối kiến trúc cho hợp phong thủy thì khoảng sân trước nhà hay gọi là mặt tiền cũng được gia chủ chú ý cho trồng nhiều cây xanh để không gian luôn được mát mẻ, tràn đầy sức sống. Phía trước cổng nhà (tiền sảnh) là nơi sinh khí lưu thông quyết định sự suy thịnh của gia chủ cũng như sức khỏe của thành viên trong gia đình, nên nơi này vô cùng quan trọng. Để khí lưu thông tốt phía trước cần rộng rãi và thoáng đãng. Không nên tự tiện trồng cây khi chưa biết rõ đặc tính của nó. Nếu để cây cối âm u rậm rạm, cản trở sinh khí vào cửa chính của ngôi nhà thì quả là bất lợi. Vì vậy, việc trồng cây cảnh trước nhà cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Để mang lại tài lộc may mắn, bạn nên trồng cây tài lộc trước sân nhà, và trồng ở vị trí thoáng đãng để cây có nhiều điều kiện phát triển tốt nhất. Trồng cây lộc vừng ở vị trí mặt tiền chính là cách cầu may, mong ước phước lộc lúc nào cũng chạy vào nhà.
Lộc vừng là loài cây có thân gỗ lâu năm, lại không nằm trong nhóm cây kiêng kị nên nhất định phải trồng ngày trước sân nhà. Bên cạnh đó, dù thân cao lớn cây cũng không cản gió mát lành vào nhà. Không chỉ vậy, lộc vừng rất đẹp không làm hỏng cảnh quan phía trước nhà. Điều quan trọng hơn, cây lộc vừng còn được trồng trước nhà với mong muốn tăng nguồn năng lượng dương, giảm năng lượng âm ảnh hưởng đến ngôi nhà, từ đó mang đến may mắn cho gia chủ. Các bạn nên lưu ý nếu đã trồng một cây lộc vừng thì nên kết hợp với vài ba cây cổ thụ khác cho đúng phong thủy và lời kiêng “không trồng duy nhất một cây cổ thụ”.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Nhà ở phạm 4 lỗi phong thuỷ này gia chủ làm mãi vẫn nghèo, khó mong chuyển vận
-
Có nên trồng một cây Trầu Bà trong nhà không?
-
Phòng khách là nơi nghênh đón Thần Tài, trồng hoa nhớ 3 điều sau kẻo rước họa vào thân
-
Có nên đặt một chậu cây Lưỡi Hổ trong nhà không?
-
Tại sao tổ tiên dặn con cháu: "Vòng đeo 2 tay, vận xui kéo tới, giàu sang đi mất, tiền tài tiêu tan"?