Phật thủ trong khoảng chục năm trở lại đây trở thành loại trái cây được nhiều người dùng khi thắp hương, đặc biệt ở Hà Nội. Phật thủ có tên khoa học là "Citrus medica var. Sarcodactylis và tên tiếng Anh là Buddha's hand cũng có nghĩa là "Tay phật". Phật thủ là giống cây có nguồn gốc từ Ấn Độ
Ý nghĩa của phật thủ
Quả phật thủ khi non có màu xanh, chín dần ngả màu vàng. Tinh dầu phật thủ thơm tương tự vỏ bưởi. Phật thủ ngoài để thắp hương cũng là một vị thuốc. Đặt phật thủ trong nhà sẽ thấy hương thơm thư giãn, thanh tao, xua đuổi xú uế. Phật thủ được đặt lên mâm ngũ quả hoặc bày một đĩa riêng đặt trên ban thờ, dâng cúng phật và gia tiên thần linh.
Theo quan niệm dân gian phật thủ mang lại may mắn, bình an tốt lành, mang tài lộc, được thần phật gia hộ, trừ tà. Cây cảnh phật thủ được xem như là biểu tượng của bàn tay phật, ôm ấp và bảo bọc họ tránh khỏi tà ma, mang lại may mắn, thuận lợi, như ý.
Có nên trồng phật thủ trước nhà?
Với ý nghĩa tốt lành, phật thủ có thể trồng ở trước nhà, ban công hoặc trưng bày trong nhà. Việc trưng bày trồng phật thủ trong nhà như hướng tới tâm phật, thờ tượng phật, lưu giữ thần Phật, tổ tiên trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia đình nhiều may mắn, an lành và no ấm. Hoa phật thủ thơm có tác dụng thư giãn tạo không gian thơm ngát, thanh khiết, trong lành. Rễ, thân, lá phật thủ có thể dùng trị bệnh tương tự cây bưởi, cam, chanh.
Phật thủ chậu có thể trưng trong nhà chơi dịp Tết. Sau mùa Tết bạn nên mang cây ra ngoài trồng để cây phát triển.
Cách trồng phật thủ
Phật thủ thường được trồng bằng phương pháp chiết cành, ghép mắt, giâm cành. Bạn nên mua cây giống từ nhà vườn thay vì tự ghép.
Cây phật thủ có thể trồng ở chậu hoặc trồng ngoài đất. Trồng ngoài đất cây có thể cao 2-2,5m. Phật thủ có hoa từ đầu tháng 3, có quả vào mùa thu, quả bền kéo dài đến vài tháng liên tục đến mùa xuân. Vào tầm tháng 3-4 phật thủ lại ra hoa đực nên quả nhỏ. Đến tầm tháng 6-7 mới có hoa cái cho quả to, bóng, đẹp.
Phật thủ cần trồng nơi nhiều ánh sáng, ưa nóng ẩm, không ưa rét.
Để chăm sóc cây phật thủ bạn cần chú ý:
Chú ý thoát nước: Phật thủ không chịu được ngập úng nên khi trồng cần chú ý vấn đề thoát nước cho cây. Nếu trồng ngoài vườn thì chú ý đất cao có mặt đất bằng phẳng cần đắp mô cao khoảng 0,3-0,8m, độ rộng 0,8-1m. Chú ý nếu mặt đất có độ nghiêng <5% thì không vun mô. Phật thủ là dạng cây thân gỗ nên tưới nước theo mùa, mùa hè nhiệt độ cao, thoát nước nhanh nên tưới vào buổi sáng, mỗi ngày một lần. Thời tiết ẩm hoặc nhiệt độ thấp tưới 3-4 ngày/ lần. Trồng chậu thì cần chú ý tưới hơn vì chậu dễ thoát nước dễ khô.
Nhiệt độ: Phật thủ ưa khí hậu nóng ẩm, chịu rét kém, nhiệt độ phù hợp từ 22-26oC. Do đó vào những ngày mùa đông giá lạnh cần giữ ấm cho cây. Nếu trồng chậu có thể di chuyển chậu vào trong, hoặc quây lại cho cây không bị giá lạnh.
Đất trồng: Phật thủ ưa đất trồng có pH từ 5,5-6,5, đất hơi chua, nhiều bùn, pha cát, có thể trộn thêm xỉ than và tưới nước để giảm độ kiềm.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm
Tác giả: An Nhiên
-
Đặt 7 loại quả này trên bàn thờ, bề trên ưng ý, gia chủ hứng lộc mỏi tay
-
Nước cúng trên ban thờ là nước lã hay nước đun sôi để nguội mới đúng? Nhiều người vẫn chưa rõ điều này
-
Canh ba dâng cúng những thứ này lên ban Thần Tài để khai mở mỏ vàng, cuối năm phất lên giàu ú ụ
-
Có nên trồng một cây hoa dẻ ở cổng nhà không?
-
3 lỗi phong thuỷ khiến nhà không tụ tài tụ lộc, có cầu khấn mãi cũng không phất lên nổi