Khi nhận định tướng mạo của con người, cổ nhân có câu: "Nam tử hán không mao thì quý như vàng, nữ nhân có phúc thì ít mao" vì sao?Khi nhận định tướng mạo của con người, cổ nhân có câu: "Nam tử hán không mao thì quý như vàng, nữ nhân có phúc thì ít mao". Liệu nhận định này chỉ là phỏng đoán hay có cơ sở khoa học?
Ý nghĩa câu nói: "Nam tử hán không mao thì quý như vàng, nữ nhân có phúc thì ít mao"
Trong suốt chiều dài lịch sử , có biết bao áng văn thơ, những câu văn vần đúc kết kinh nghiệm sống của con người được lưu truyền đời này đến đời khác. Một trong những kinh nghiệm sống đó là con người cổ đại tin rằng tướng mặt có thể nhìn ra số phận của một người. Dần dần, các quan niệm này hình thành một lý thuyết hệ thống hoàn chỉnh, mà ngày nay chúng ta gọi là nhân tướng học .
Khi bàn về ngoại hình của một người, cổ nhân Trung Quốc có câu: "Nam tử hán không mao quý như vàng, nữ nhân có phúc thì ít mao”. Trước hết, “mao” trong câu nói trên có nghĩa là lông. Lông là những sợi cấu tạo từ chất sừng, được mọc ở trên da của loài động vật có vú. Tùy thuộc vào vị trí mọc trên cơ thể, chúng có nhiều tên gọi khác nhau như tóc, lông mi, lông mày…Như vậy, câu nói trên ý chỉ những người ít lông là người có mệnh phú quý, cuộc sống sung sướng không phải lo nghĩ nhiều. Tại sao lại coi lông là dấu hiệu của sự may mắn. Rốt cuộc điều này liệu có cơ sở khoa học.
“Nam tử hán không mao quý như vàng”
“Nam tử hán không mao quý như vàng” có nghĩa người đàn ông có ít lông trên cơ thể là một người cao quý.
Một trong những lý do đó là vì thời xưa, người dân thường dựa vào lao động chân tay để kiếm sống. Mà người xưa cho rằng, lao động vất vả, ra nhiều mồ hôi, thì lông trên cơ thể cũng sẽ rậm rạp hơn. Hay nói cách khác, những người có nhiều lông chủ yếu là người thuộc tầng lớp dưới, thường xuyên lao động chân tay, không phải là tầng lớp quý tộc. Các vị công tử nhà giàu hầu như không cần phải làm việc vất vả nên mồ hôi ra ít, lông tóc mỏng và thưa hơn.
Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, không ít người cảm thấy lông trên cơ thể quá dày là khó coi. Những người có điều kiện sẽ tìm mọi cách để loại bỏ những phần không thẩm mỹ này. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều có khả năng chi trả cho những công nghệ đắt tiền, đòi hỏi phải có cơ sở kinh tế nhất định. Vì vậy, câu nói cổ xưa này đến thời nay vẫn có giá trị tham khảo.
“Nữ nhân có phúc thì ít mao”
Trong xã hội cổ đại, vì địa vị của phụ nữ rất thấp nên mấu chốt quyết định tương lai của một người con gái chính là gia đình nhà chồng. Mà người xưa lại cho rằng chỉ những phụ nữ có lông trên cơ thể thưa thớt, liễu yếu đào tơ, yểu điệu thục nữ mới có cơ hội được gả vào một gia đình giàu có. Nhờ vậy, họ không phải lo lắng về chuyện cơm ăn áo mặc, có cơ hội để chăm sóc ngoại hình.
Nhìn lông đoán số phận chỉ là một trong những tiêu chí được người xưa sử dụng. Trong xã hội hiện đại, mặc dù quan điểm này có thể nói là vẫn còn ý nghĩa nhất định, nhưng không thể phủ nhận có một chút lạc hậu. Số mệnh của người không phụ thuộc vào lượng lông trên cơ thể mà chủ yếu dựa vào vào sự nỗ lực của bản thân. Hơn nữa, ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lông trên cơ thể có ý nghĩa nhất định. Những ai muốn khỏe mạnh hơn thì nên tỉa lông vừa phải, tránh gây ra những tổn thương không đáng có do cắt tỉa quá nhiều.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Các khách sạn gần như không còn kiểm tra phòng khi trả phòng, tại sao?
-
''Người nói 3 điều, xúc phạm bề trên'', ám chỉ những điều kiêng kỵ nào?
-
Cổ nhân dặn: "Lấy vợ nhất gái má hồng, nhì vầng trán rộng" vậy họ là người như thế nào?
-
Ông bà ta nhắc: 'Nghèo đừng sửa cửa, giàu chớ dời mộ', tại sao?
-
Các cụ dặn: 2 điều đại kỵ âm thầm cảnh báo một gia đình sớm lụi bại, hãy sửa ngay còn kịp