Gan là bộ phận đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng của cơ thể như chuyển hóa dinh dưỡng, dự trữ năng lượng, tổng hợp protein huyết tương, chuyển hóa và phân hủy các độc tốt... Khi gan chịu nhiều gánh nặng, làm việc quá tải trong thời gian dài thì chức năng gan sẽ bị tổn thương và sinh ra các bệnh lý về gan. Một số bệnh gan thường gặp là gan nhiễm mỡ, viêm gan B, suy gan, xơ gan, ung thư gan...
Để bảo vệ gan, chúng ta cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bộ phận này từ chính những biểu hiện hàng ngày. Nếu cơ thể có những biểu hiện dưới đây, hãy thận trọng.
Ngứa da
Gan hoạt động kém có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy. Nguyên nhân là do gan bị tổn thương, khả năng giải độc của gan kém đi. Khi đó, các chất có hại tích tụ nhiều trong cơ thể, lâu dần sẽ tạo thành các biểu hiện lâm sàng như mẩn ngứa trên da.
Mẩn ngứa trên da do gan có thể tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh có thể âm thầm phát triển và gây ra suy gan man tính hoặc dẫn tới xơ gan.
Mẩn ngứa, dị ứng, nổi mề đay do gan là sự xuất hiện đột ngột của các mụn nhọt, mẩn đổ có ngứa trên da. Các mảng mẩn đỏ xuất hiện với giới hạn rõ, giai đoạn sớm là các mẩn đỏ li ti rồi lan rộng. Một số trường hợp, mảng đỏ có thể lan rộng ra toàn thân, sờ vào thấy cứng. Các mảng đỏ trên d có thể mất sau vài giờ. Triệu chứng ngứa do gan thường chỉ âm ỉ, kéo theo cảm giác nóng ran khắp vùng cơ thể, tăng lên khi nhiệt độ môi trường giảm đột ngột như gặp mưa, trời nhiều gió. Đây là đặc điểm gợi ý giups phân biệt tình trạng ngứa kèm nổi mẩn do gan với các bệnh da liễu.
Ngứa ở mắt
Nếu gan có vấn đề mắt có cũng có thể bị ngứa. Khi gặp tình trạng này, nhiều người có thói quen lấy tay dụi mắt. Thực tế, điều này không có tác dụng và có thể làm xước, tổn thương cho võng mạc.
Nếu thấy ngứa ở mắt lâu ngày mà không cải thiện, tốt nhất bạn nên đi kiểm tra sức khỏe.
Ngoài ra, lòng trắng của mắt chuyển sang màu vàng bất thường cũng là một dấu hiệu phổ biến của bệnh gan. Bạn cần hết sức chú ý.
Môi xanh đen
Người khỏe mạnh thì sắc môi sẽ hồng hào, có độ bóng nhất định. Người có khí gan ứ trệ, huyết ứ không thông thì màu môi sẽ chuyển thành tím tái, xanh đen.
Ngoài ra, chức năng gan suy giảm, quá trình chuyển hóa chất độc hại trong cơ thể bị ngưng trệ cũng làm độc tố tồn động nhiều và dẫn tới việc môi chuyển sang thâm đen bất thường.
Đen ở móng tay
Móng tay của người khỏe mạnh sẽ hồng hào, bề mặt trơn nhẵn, độ dày vừa phải và không có rãnh dọc hoặc không có các vết đốm.
Khi sọc đen hình thành trên móng tay (không phải do va đập) là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan. Bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Làn da đen sạm
Người khỏe mạnh sẽ có làn da sáng, bóng khỏe. Nếu làn da xỉn màu, sạm đen, không có sức sống thì bạn cần chú ý. Gan đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ sắt nên nếu gan bị tổn thương, nồng độ sắt trong máu tăng cao có thể làm ảnh hưởng đến sắc tố trên mặt.
Chức năng gan bị rối loạn cũng làm khả năng chuyển hóa melanin bị giảm sút. Melanin tích tụ không chỉ làm da bị tối màu mà còn gây quầng thâm.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Phụ nữ sau 30 bị suy giảm estrogen nên nhanh già, xuống sắc: Chuyên gia khuyên nên ăn 9 món
-
Ăn khoai lang xuống cân nhanh nhưng không phải ai cũng biết cách: Có 2 'giờ vàng' nên ăn, 1 thời điểm cần tránh
-
6 loại đồ uống dùng vào buổi tối như "nạp mỡ" vào người: Ngủ một giấc, cân tăng vù vù
-
Nằm nghiêng bên trái mỗi ngày: Cách khôn ngoan giúp chữa nhiều bệnh và nâng cao sức khỏe
-
4 loại thịt cực giàu collagen, tốt hơn thực phẩm chức năng đắt tiền, càng ăn da dẻ càng căng