WHO họp khẩn về 'siêu biến thể' SARS-CoV-2 mới: Lo ngại mạnh hơn Delta và nguy cơ "né" vắc xin

( PHUNUTODAY ) - Biến thế mới chứa chứa số lượng đột biến lớn, khiến các nhà khoa học lo ngại về khả năng lây lan và phản ứng với miễn dịch từ vắc xin và người từng mắc Covid-19.

Biến thể mới nguy hiểm như thế nào?

VnExpress đưa tin, ngày 25/11 các nhà khoa học đã cảnh báo về siêu biến chủng B.1.1.529 mới xuất hiện có lượng đột biến lớn, khiến số ca nhiễm tại Nam Phi tăng 12 lần.

B.1.1.529 có ít nhất 32 đột biến ở protein gai. Đây là thành phần giúp virus bám vào tế bào cơ thể, làm dấy lên lo ngại về khả năng né tránh các loại vắc xin. Tom Peacock, chuyên gia tại Cục Bệnh truyền nhiễm Hoàng gia Anh, nhận định đây là một cụm đột biến với lượng protein gai thực sự khủng khiếp.

Hiện nay, Delta vẫn là biến chủng chiếm ưu thế toàn cầu và nó có khả năng lây lan vượt trội hơn so với các chủng virus nổi trội trước đây như Alpha hay Beta. Virus dễ lây lan hơn bởi các protein gai bám vào tế bào của con người nhanh hơn và thành thạo hơn.

bien-the-sars-cov-2-moi-01

Trong khi đó, B.1.1.529 chứa hàng loạt đột biến như K417N, N501Y, N440K, G446S... Trong đó, đột biến K417N từng xuất hiện ở biến thể Delta. Đây là đột biến có thể ảnh hưởng đến một vùng protein S mà virus dùng để xâm nhập tế bào, được gọi là vùng liên kế thụ thể. Khu vực này quyết định độ bám dính của virus với tế bào. Và K417N được cho là có khả năng giúp virus tạo liên kết mạnh mẽ hơn với vật chủ, giúp virus dễ dàng lây nhiễm hơn.

Đột biến N501Y cũng có trong biến thể Alpha, giúp virus gắn với tế bào người.

Đột biến N440K giúp virus trở nên mạnh mẽ, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng sau khi virus xâm nhập cơ thể. Theo báo cáo, độc lực của nó cao gấp 15 lần so với các biến thể ban đầu. Thông thường, người mắc Covid-19 thường đạt đến giai đoạn khó thở, thiếu oxy trong vòng 1 tuần thì người nhiễm virus có chứa đột biến N440K có thể chuyển sang tình trạng nghiêm trọng chỉ trong vòng 3-4 ngày.

Ảnh hưởng của B.1.1.529 tới vắc xin

Những thay đổi cơ bản của B.1.1.529 làm dấy lên to ngại nguy cơ virus né tránh được miễn dịch từ vắc xin và người từng mắc Covid-19. Dựa trên các đột biến, giới khoa học cho rằng nó sẽ phản ứng với vắc xin tương tự như chủng Beta. Như vậy, hiệu quả của vắc xin AstraZeneca có thể giảm xuống còn 40-50%, của vắc xin Pfizer là 50-60% sau 2 liều.

Đến nay, B.1.1.529 được coi là biến chủng tồi tệ nhất trong lịch sử đại dịch vì nó có số lượng đột biến lớn và có tính ưu việt của các đột biến.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cần 2-8 tuần nữa để đánh giá đầy đủ khả năng trốn tránh vắc xin của B.1.1.529, dựa trên tốc độ lây lan hiện tại.

WHO họp khẩn về biến thể SARS-CoV-2 mới

Theo VietNamNet đưa tin, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang theo dõi biến thể B.1.1.529 với khoảng 30 đột biến vừa được phát hiện ở Nam Phi. Dự kiến, WHO sẽ tổ chức một cuộc họp sẽ diễn ra trong hôm nay (26/11) để thảo luận về tác động của biến thể mới với vắc xin và phương pháp điều trị.

Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về Covid-19, cho biết: "Chúng tôi chưa biết nhiều về B.1.1.529. Những gì chúng tôi ghi nhận được là biến thể này có một số lượng lớn các đột biến, có thể tác động đến cách thức hoạt động của virus".

Tiến sĩ Maria Van Kerkhove

Tiến sĩ Maria Van Kerkhove

Nhóm làm việc về quá trình tiến hóa của virus sẽ quyết định xem B.1.1.529 liệu có trở thành biến thể được quan tâm hay biến thể gây lo ngại.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link