Theo ThS.BS Nguyễn Văn Nhôm, Phó khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Quốc tế City TP.HCM chia sẻ phương pháp xử lý khi trẻ hóc xương cá như sau:
- Bước 1: Ngừng cho bé ăn rồi nhẹ nhàng trấn an tinh thần bé. Trẻ nhỏ hóc xương thường quấy khóc, cần dỗ bé nín để tránh xương cá không bị kẹt sâu hơn.
- Bước 2: Yêu cầu bé há miệng và dùng đèn pin soi để kiểm tra cổ họng của bé. Nếu phát hiện xương mắc ở cổ họng bạn cần bình tĩnh dùng kẹp y tế để gắp xương ra. Trong quá trình xử lý, cha mẹ cần nhẹ nhàng, trấn an tinh thần để bé không ngọ nguậy có thể gây tổn thương vùng họng.
- Bước 3: Cho trẻ uống nước vài lần, nếu bé uống không có dấu hiệu đau đớn nghĩa là đã hết hóc xương. Những trẻ lớn hơn sau khi cho uống nước bạn có thể hỏi bé có còn đau không.
- Bước 4: Trong trường hợp nếu không phát hiện thấy xương cá nằm ở cổ họng mà bé vẫn có biểu hiện đau đớn, la khóc, gia đình nên đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ xử lý kịp thời, vì có thể xương đã đi sâu xuống thực quản bạn không thể nhìn thấy được.
Ngoài ra, ba mẹ có thể áp dụng thêm các phương pháp sau:
Cho trẻ ho mạnh
Phản ứng đầu tiên khi bé bị hóc xương cá là ho. Nếu không, bạn nên khuyến khích trẻ làm điều đó. Ho đủ mạnh trong vài phút sẽ giúp có đủ luồng khí giúp xương cá rơi ra khỏi cuống họng của con.
Cho trẻ uống dầu ô liu
Dầu ô liu là một mẹo chữa hóc xương cá hữu hiệu, do đây là một chất bôi trơn tuyệt vời. Dầu ô liu sẽ không hòa tan ngay lập tức với nước bọt và dịch tiêu hóa. Vì vậy, dầu là một lựa chọn tốt để đẩy xương cá xuống. Dầu sẽ làm cho xương trơn, mềm hơn nhằm giúp bé nuốt xương xuống.
Ăn chuối
Chuối cũng giống như kẹo dẻo, có thể giúp chữa hóc xương cá ở trẻ. Bạn hãy cho trẻ cắn một miếng chuối lớn và ngậm trong ít nhất một phút, sau đó nuốt. Điều này sẽ giúp chuối thấm nước bọt.
Cho nhai xôi hoặc cơm
Với trẻ trên hai tuổi bạn có thể cho một muỗng xôi hoặc gạo nếp có thể giúp xương cá dính vào. Khi con nuốt, xương cá sẽ cuốn theo xuống dạ dày. Do đó, bạn hãy cho bé nhai thực phẩm này nhé. Ngoài ra, hãy nhắc nhở trẻ không nên nuốt xuống quá nhanh để tránh bị sặc.
Ăn các loại đậu hoặc hạt
Áp dụng với những bé lớn từ 4 tuổi trở lên, mẹ hãy dùng các loại hạt khác nhau như đậu phộng, hạt óc chó và hạnh nhân. Những loại hạt này có cấu trúc thô sẽ giúp xương rơi ra và không dính chặt vào cổ họng nữa nếu bé nhai kỹ.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, hãy đưa trẻ đến bác sỹ nếu có dấu hiệu hóc xương cá
Tác giả: Min Min
-
Mẹ hại con nhiễm vi khuẩn nguy cơ gây ung thư chỉ vì thói quen 99% bà mẹ Việt thường mắc phải
-
Những đồ vật cấm kỵ không để gần giường trẻ nhỏ, nếu không bé sẽ quấy khóc suốt ngày khổ cả mẹ lẫn con
-
Con gái 4 tuổi càng lớn càng không giống bố, mẹ sợ nhầm con đưa đi xét nghiệm thì kết quả khó tin
-
3 con giáp nữ bề ngoài lương thiện nhưng tâm địa sâu cay khó lường, đừng dại mà đắc tội
-
4 con giáp làm mẹ trong năm 2019 sẽ cực kỳ may mắn: CON THÔNG MINH, mẹ cuộc đời giàu sang phú quý