Mẹ hại con nhiễm vi khuẩn nguy cơ gây ung thư chỉ vì thói quen 99% bà mẹ Việt thường mắc phải

( PHUNUTODAY ) - Một em bé 5 tuổi người Tuyên Quang được bác sĩ chuẩn đoán bị viên loét dạ dày nặng, nguyên nhân gây bệnh do thói quen mớm cơm cho bé mỗi ngày.

Bé B.G.B. (5 tuổi ở Sơn Dương, Tuyên Quang) được chuyển đến bệnh viện đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ trong tình trạng đau bụng từng cơn, ợ hơi chua, ăn uống kém. Tại đây, các bác sĩ chỉ định cho nội soi dạ dày gây mê. Kết quả nội cho thấy hình ảnh viêm, xung huyết, phình vị viêm xung huyết, rớm máu và dương tính với vi khuẩn HP.

Mẹ bé B. chia sẻ, trước đó con hay đau bụng âm ỉ kèm theo ợ hơi liên tục, kéo dài khoảng 1 tuần, đến khi con đau nhiều mới đưa đến bệnh viện. Hiện gia đình đang rất bất ngờ khi nhận được kết quả từ bác sĩ vì không nghĩ con trai nhỏ tuổi như vậy lại bị viêm loét dạ dày.

Trong nhà em chưa có ai đi nội soi dạ dày và chưa từng xét nghiệm bao giờ nên không biết có ai bị nhiễm vi khuẩn HP hay không”, mẹ bé nói thêm. Tuy nhiên, từ khi còn nhỏ bé B. thường xuyên được bà và mẹ mớm cơm cho đến khi con có thể ăn thành thạo.

Các bác sĩ chẩn đoán, có lẽ vì thói quen mớm cơm cho bé chính là nguyên nhân khiến cháu B. bị nhiễm vi khuẩn HP. Vì khi trẻ ăn cơm mớm, thức ăn dễ tiêu hóa hơn, vì nó đã được nghiền nát và có men tiêu hóa của người nhai (men tiêu hóa có trong nước bọt) trước khi trẻ ăn, nếu người lớn có bệnh gì cũng dễ dàng lây qua cho trẻ.

Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn HP nếu ba mẹ thường xuyên mớm cơm cho bé

Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn HP nếu ba mẹ thường xuyên mớm cơm cho bé

Thực tế, mớm cơm cho trẻ là thói quen thiếu vệ sinh nhưng lại khá phổ biến, đặc biệt là những gia đình có người già vì họ luôn giữ quan niệm “ngày xưa mẹ cũng mớm cho mày, mày vẫn sống khỏe, tại sao bây giờ lại không được”. Lý do được đưa ra là khi trẻ ăn cơm mớm, thức ăn dễ tiêu hóa hơn, từ đó giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ bị viêm loét dạ dày:

Đau bụng vùng thường vị

Đau bụng là triệu chứng đau dạ dày điển hình, rất thường gặp ở trẻ em. Trẻ em từ 10 – 16 tuổi, do cơ thể phát triển gần giống người lớn nên thường bị đau ở vùng thượng vị. Đối với nhóm trẻ nhỏ hơn, biểu hiện của đau bụng rất giống với hiện tượng giun chui vào ống mật như cơn đau diễn ra đột ngột, sờ vào bụng thấy có khối u, bên phải bụng đau như bị kim châm.

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn là triệu chứng đau dạ dày ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Bình thường trẻ sẽ có dấu hiệu nôn đi nôn lại kèm theo hiện tượng chán ăn. Lúc này, trẻ có dấu hiệu sụt cân, cơ thể xanh xao và mệt mỏi. Nếu tình trạng này kéo dài sau thời gian sẽ gây nên nhiều biến chứng như có thể gây xuất huyết tiêu hóa và trẻ chậm phát triển.

Hình minh họa

Hình minh họa

Thiếu máu

Triệu chứng đau dạ dày ở trẻ mà cha mẹ cần nhận biết đó là thiếu máu. Hiện tượng này xảy ra có thể do xuất huyết đường tiêu hóa, khiến trẻ bị mất máu. Nếu cha mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến xuất huyết nặng, gây thương tổn cho mạch máu khiến máu chảy nhiều đe dọa đến tính mạng trẻ.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm loét dạ dày tại nhà hiệu quả và an toàn:

Chườm ấm cho bé

Chườm ấm hay tắm nước ấm cho trẻ là cách giúp kích thích hệ tiêu hóa và dạ dày hoạt động tốt hơn, giảm nhanh các triệu chứng đầy bụng, ợ chua, đau bụng.

Xoa bóp quanh vùng bụng

Đau dạ dày thường tạo cho trẻ cảm giác ách tắc, khó chịu ở vùng bụng. Do đó, xoa bóp xung quanh vùng bụng chính là cách giảm cơn đau bụng nhanh. Cha mẹ chỉ cần sử dụng lòng bàn tay xoa bóp nhẹ vùng bụng, nhất là vùng thượng vị và xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ cho đến khi cảm thấy ấm. Phụ huynh có thể sử dụng tinh dầu tràm hoặc tinh dầu lavender để xoa bóp cho trẻ.

 Khuyến khích trẻ uống nhiều nước

Uống nhiều nước, giúp quá trình trao đổi chất trong hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp chức năng co bóp của dạ dày ổn định, giúp chuyển hóa và hấp thụ thức ăn tại dạ dày nhanh hơn. Do đó, giảm các triệu chứng ợ hơi, đầy bụng do dạ dày gây ra. Vì thế, cha mẹ nên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn copy link