Ai làm mẹ rồi cũng đều mong muốn con mình khỏe mạnh, không ốm đau bệnh tật. Tuy nhiên vẫn có một số mẹ có tâm lý chủ quan, thấy con có dấu hiệu bệnh gì là tự ý đi mua thuốc cho con uống mà không thăm khám.
Mới đây, báo chí có đưa tin về một trường hợp như vậy. Người mẹ trong câu chuyện này thấy con còi cọc, xanh xao, ăn mãi không lớn thì lại nghĩ con hấp thụ kém, hay có giun nên mua thuốc tẩy giun và cứ ra sức mua thuốc bổ, đồ ăn cho con ăn, nhưng bé không những không tiến triển mà còn hay ốm vặt.
Sau đó, cả nhà mới quyết định đưa con đi khám thì mới biết nguyên nhân.
Thấy con xanh xao thiếu máu, mẹ tưởng giun nên mua thuốc tẩy giun về cho uống
Anh T. (Hà Nội) vừa đưa con trai tới bệnh viện để khám vì bé thường xuyên kêu đau bụng quanh rốn, da xanh nhợt nhạt. Anh T cho biết: Ở nhà, mẹ bé cứ nghĩ con bị giun nên hay tẩy giun nhưng mãi vẫn không hết. Bé ngày một gầy guộc, xanh xao, biếng ăn. Cả nhà sốt ruột nên cố gắng chăm sóc con nhiều hơn. Vậy mà, tình hình không hề được cải thiện.
Bác sĩ khoa tiêu hóa sau một hồi thăm hỏi đã cho chỉ định nội soi dạ dày và phát hiện con có ổ loét dạ dày kèm xuất huyết, dương tính với vi khuẩn HP nên phải nhập viện điều trị. Lúc này, bác sĩ cũng khuyên cả gia đình anh T nên đi tầm soát vi khuẩn HP xem sao.
Sau khi tất cả cùng làm xét nghiệm thì kết quả cho thấy cả gia đình anh T đều dương tính với vi khuẩn HP.
Trong đó, vợ anh bị loét dạ dày, đến bé út mới 2 tháng tuổi cũng đã nhiễm vi khuẩn này. Điều đó khiến gia đình anh vô cùng lo lắng vì ai cũng biết HP là nguyên nhân gây K dạ dày.
Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Đào tạo Tiêu hóa và Gan mật VN cho biết: Họ thường xuyên tiếp nhận những trường hợp cả nhà mắc vi khuẩn ‘chết người’ này như gia đình anh T.
Theo PGS. TS Bùi Hữu Hoàng (Trưởng khoa Tiêu hóa – Bệnh viện ĐH Y Dược TP. HCM) cho biết: Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày ở cả người lớn và trẻ em.
Điều đáng nói là loại vi khuẩn này rất dễ lây lan, ngoài niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP còn có trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng của người bệnh. Vì thế, nó có thể lây từ người bệnh sang người lành khi dùng chung bát đũa, hôn trực tiếp, ăn uống chung, chấm chung bát nước chấm… Vì thế, tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn này rất cao, nó còn được gọi là bệnh gia đình.
Theo một thống kê, trên thế giới có tới hơn 50% dân số nhiễm vi khuẩn HP. Còn ở Việt Nam, tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn HP đang ở mức báo động đỏ với 70% dân số.
PGS Hoàng cũng cho biết thêm, loại vi khuẩn này cực kỳ nguy hiểm, không những làm loét hay xuất huyết dạ dày mà còn có thể gây ra bệnh nan y. Vi khuẩn HP cũng là ‘thủ phạm’ gây xuất huyết dưới da, thiếu sắt khiến bệnh nhân bị thiếu máu. Khi đó, bệnh nhân sẽ luôn trong tình trạng cơ thể gầy yếu, xanh xao.
Có phải ai nhiễm vi khuẩn HP cũng sẽ mắc ung thư dạ dày?
Với câu hỏi này, PGS Hoàng cho biết: Mặc dù tốc độ lây lan nhanh và rất nguy hiểm nhưng không phải ai nhiễm HP cũng sẽ bị ung thư. Nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độc tính của vi khuẩn, cơ địa, chế độ ăn uống…
Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra rẳng, trong một số trường hợp, vi khuẩn HP không hẳn có hại hoàn toàn, nó thậm chí còn giống hư một vi khuẩn cộng sinh trong đường tiêu hóa. Vì thế, đôi khi nó cũng mang lại một số tác dụng có lợi với cơ thể. Chẳng hạn, người nhiễm HP ít bị nhiễm trùng đường ruột hơn nhờ HP tiết ra các chất ngăn chặn vi khuẩn khác phát triển. Thế nhưng, vi khuẩn HP cũng là nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Chỉ có điều tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 1% chứ không phải ai nhiễm cũng ung thư.
Vi khuẩn HP có tới hơn 200 loại khác nhau, nếu nhiễm loại HP mang gen CagA có độc lực cao thì nguy cơ ung thư cao nhưng rất ít loại HP mang gen này. Vì thế, bạn cần làm xét nghiệm xem HP mà mình nhiễm có mang gen này hay không.
Khi nhiễm vi khuẩn HP, chúng ta thường được khuyên nên điều trị. Thế nhưng không phải ai cũng được dùng thuốc diệt. Bệnh nhân chỉ được chỉ định điều trị trong một số trường hợp:
+ Vi khuẩn gây ra viêm loét dạ dày, tá tràng, thiếu máu do thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư dạ dày đã được điều trị.
+ Người có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày như tiền sử gia đình bị ung thư, polyp dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, thường xuyên phải dùng thuốc chống viêm giảm đau.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Bé gái 7 tuổi bị suy đa tạng vì sai lầm của mẹ khi chế biến loại nấm được nhiều người yêu thích
-
Người trẻ bị suy gan, thận, nội tạng 'hỏng bét' ngày càng nhiều: Bác sĩ cảnh báo 3 lối sống quá tệ
-
Ăn vải ngon miệng nhưng dễ nổi mụn, nóng trong: 6 cách 'giảm nhiệt' giúp bạn ăn no vải cũng chẳng sao
-
Nữ giới dễ bị nhiễm virus HPV sẽ có 3 điểm 'giống nhau' khi đi vệ sinh: Không có cả 3 thì yên tâm
-
3 thói quen khi 'gần chồng' khiến phụ nữ dễ nhiễm virus HPV: Cẩn thận qua 35 tuổi coi bệnh viện là nhà