Chuyện là hôm qua chồng mình được nghỉ, lão bảo dọn dẹp nhanh để tầm 11 giờ trưa cả nhà qua ông bà nội ăn cơm. Nói thật, mình không dám cãi nhưng nghĩ trong người thấy ngại ghê.
Tại mấy nay trời nắng nóng gay gắt quá, thời tiết toàn 39, 40 độ C mà giữa trưa leo lên xe máy ngoài đường đi tận hơn 7 km để ăn bữa cơm chắc sốc nhiệt hay đột quỵ ấy chứ.
Mà công nhận, vào những ngày cao điểm nắng nóng như hôm nay, sáng ra chỉ muốn ra khỏi nhà đi làm thật sớm, đến cơ quan rồi ở tịt trong phòng điều hòa tối muộn mới dám về.
Thời tiết này những người phải làm việc ở ngoài đúng là vất vả và nguy hiểm quá. Vì trời nắng nóng sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Vậy vì sao nắng nóng có thể gây ra đột quỵ?
Thứ nhất
Vì nắng nóng và để thích nghi với thời tiết, cơ thể phải bài tiết mồ hôi nhiều nên dễ bị mất nước. Khi cơ thể mất một lượng nước khá lớn sẽ làm cho nồng độ máu trong cơ thể giảm, độ kết dính trong máu tăng cao làm tăng huyết áp nên sẽ tăng nguy cơ đột quỵ.
Thứ 2
Nắng nóng gay gắt khiến hệ tuần hoàn, đặc biệt là tim hoạt động kém đi. Kèm theo sự giãn mạch dẫn đến tình trạng thiếu máu nuôi não, đặc biệt ở những người có tiền sử xơ vữa động mạch và cao huyết áp.
Thứ 3
Nhiệt độ quá cao, nắng nóng gay gắt sẽ làm giảm chức năng của các cơ quan, gây mất ngủ và rối loạn giấc ngủ... từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Thứ 4
Sử dụng điều hòa sai cách như bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp, vừa đi nắng về đã ngồi quạt, điều hòa hoặc tắm nước lạnh luôn cũng có thể làm giảm thân nhiệt đột ngột, khiến mạch máu co lại và gây ra đột quỵ.
Để tránh mất mạng do đột quỵ khi thời tiết nắng nóng, khi thấy cơ thể có 9 dấu hiệu dưới đây tuyệt đối không được chủ quan.
Buồn nôn
Đây thường là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của đột quỵ do nắng nóng. Tình trạng này là do cơ thể bị mất nước nhiều hoặc mất cân bằng điện giải.
Méo miệng, lệch mặt
Một trong những dấu hiệu phổ biến của đột quỵ là: méo miếng, lệch nhân trung, nếp mũi rủ xuống. Vì vậy, khi thấy thấy mình hoặc người thân nói hoặc cười có dấu hiệu méo miệng, mặt thiếu cân xứng rõ rệt thì hãy đến viện càng sớm càng tốt.
Gặp khó khăn khi nói
Người bị đột quỵ có thể nói ngọng, nói lắp bắp vì môi lưỡi bị tê cứng, khó mở miệng, phải sử dụng sức để mở miệng mới nói được.
Mắt có dấu hiệu lạ
Đột quỵ có thể khiến người bệnh gặp tình trạng mắt không thể khép kín, mất thị lực một bên mắt hoặc thị lực suy yếu, nhìn thấy ảo ảnh kép.
Tăng huyết áp
Tình trạng huyết áp tăng cao có thể hủy hoại các dây thần kinh não hoặc làm yếu các mạch máu, làm rách hoặc vỡ mạch máu và dẫn đến đột quỵ.
Hơn nữa, huyết áp cao cũng là nguyên nhân hình thành cục máu đông cản trở lưu thông mão đến não và gây ra đột quỵ.
Đau nửa đầu nghiêm trọng
Khi đột quỵ xảy ra, máu lưu thông đến não bị chậm lại hoặc bị chặn dẫn đến cơn đau nửa đầu, thậm chí đau đầu đột ngột.
Không đổ mồ hôi
Mồ hôi là cơ chế tự làm mát của cơ thể, khi cơ chế này gặp vấn đề, thân nhiệt có thể lên cao và dấn đến đột quỵ do nhiệt.
Vì vậy, nếu nóng đến mức cơ thể không đổ được mồ hôi thường là tình huống nghiêm trọng và cần phải được điều trị y tế khẩn cấp.
Chân tay suy nhược
Khi bị đột quỵ, người bệnh sẽ có cảm giác tê mỏi chân tay, khó cử động. Ngoài ra, người bệnh cũng không thể tự mình nhấc các chi lên và đi lại khó khăn.
Nhận thức giảm
Đột quỵ có thể khiến người bệnh gặp tình trạng rối loạn trí nhớ, mất nhận thức, mắt mờ và tai ù không nghe rõ.
Để phòng ngừa đột quỵ trong thời tiết nắng nóng 39, 40 độ, cần chú ý một số điều sau:
- Không nên làm việc hoạt động gắng sức khi cơ thể mệt mỏi, đói, khát khi ở ngoài trời nắng.
- Không đột ngột bước từ phòng điều hòa ra ngoài nắng và ngược lại, bởi vì phải có thời gian để cơ thể thích ứng với sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai môi trường.
- Với người lớn tuổi, người có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp nên hạn chế làm việc ngoài trời vào ngày nắng nóng, nhất là vào giờ cao điểm từ 10h - 16h.
- Khi ra ngoài nên đội mũ rộng vành, mặc áo dài tay để bảo vệ da khỏi ánh mặt trời.
- Quần áo nên chọn loại chất liệu thoáng mát, tối màu và nhẹ.
- Máy điều hòa chỉ nên bật từ 26 - 28 độ C. Hoặc làm mát nhà bằng cách che nắng, mở cửa cho thông thoáng, bật quạt.
- Thường xuyên uống nước thường xuyên để tránh mất nước.
- Cần tăng cường ăn rau và trái cây.
- Khi có những dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ, hãy đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức đề phòng biến chứng nguy hiểm.