Có câu: ''Nhìn gót chân của mẹ, liền hiểu ba bốn phần tính cách con gái'', câu nói này rốt cuộc có ý nghĩa gì?
Chúng ta xưa nay vẫn có quan niệm, con cái chính là tấm gương phản chiếu rõ nét nhất của cha mẹ. Thời xưa, người ta thường quen với việc sử dụng hình tượng ẩn dụ sinh động để giải thích, minh họa cho những vấn đề phức tạp.
Hình ảnh ''gót chân'' trong câu nói này là ám chỉ hình ảnh người mẹ của người con gái. Thông qua việc quan sát hành động cũng như ngôn hành của người mẹ, có thể thấy được đa phần những ưu điểm, khuyết điểm của người con gái.
“Gót chân” ở đây, chính là hình ảnh ẩn dụ, dùng để so sánh với “những con đường, những việc hay những câu nói” mà người mẹ đã từng đi và làm. Đó cũng chính là những kinh nghiệm mà người mẹ sẽ mang theo mình để dạy dỗ đứa con của mình.
Dù là ở thời đại nào thì có thể thấy người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến con cái, đặc biệt trong cách giáo dục con cái. Phẩm hạnh của người con gái không đúng chuẩn mực thì ít nhiều cũng có liên quan đến tính cách và cách giáo dục của người mẹ.
Có câu nói: Con trai thường giống mẹ, con gái thường giống cha. Nhưng trên thực tế, di truyền từ ngoại hình chỉ là một phương diện, vẫn còn rất nhiều phương diện khác nữa.
Ngày xưa khi ở nông thôn, khi dựng vợ gả chồng thì người ta thường xem cha mẹ của bên thông gia như thế nào? Dân gian có câu “Lấy vợ nhìn mẹ, lấy chồng nhìn cha”, chính bởi vậy cũng có câu “Nhìn gót chân mẹ, hiểu được tính tình con gái ba bốn phần”.
Trong quá trình trưởng thành của con cái, cha mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể xem nhẹ. Giáo dục con trẻ thường không thể tách rời khỏi ngôn hành, tính cách và cả cách giáo dục của cha mẹ. Cha mẹ cần lấy bản thân mình ra làm tấm gương sáng để con noi theo.
Nhất ngôn nhất hành của cha mẹ, cũng chính là “mở đường tương lai” cho con cái. Vậy nên ngay từ khi trẻ còn nhỏ, mọi hành động, lời nói của cha mẹ đều phải được cân nhắc thấu đáo vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, cuộc sống của trẻ trong tương lai.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Trong nhà có 3 nơi ngăn nắp dễ mất hết lộc, ''càng lộn xộn'' thì con cái càng thông minh, vợ chồng hạnh phúc
-
Các cụ dạy: “Nước không thử chẳng biết nông sâu”, câu sau mới thấm thía
-
Cổ nhân dạy “Lấy vợ lấy đức chẳng lấy sắc, kết bạn kết thân không kết tài”, vì sao vậy?
-
Cổ nhân dạy: "Mặt vuông chữ điền, hết tiền lại có", những người sở hữu tướng mạo này có của trời cho
-
Các cụ dạy: "3 nơi chớ nên đi, càng đi phúc khí càng cạn, không chừng còn sinh tai họa",