1. Dấu hiệu cảnh báo bệnh thận
Đau lưng
Đau lưng có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận hay chấn thương. Tuy nhiên, nếu liên tục bị đau lưng dưới, ở cả hai bên, hãy cẩn trọng vì có thể thận đang bị đau.
Tiểu tiện nhiều lần hoặc không đi tiểu được
Tiểu tiện nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Thận có trách nhiệm loại bỏ độc tố và nước thải ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu. Khi bộ lọc thận bị tổn thương, nó có thể làm tăng cảm giác muốn đi tiểu. Tương tự, đi tiểu quá ít có thể là dấu hiệu của tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc sỏi thận.
Nước tiểu có bọt
Có nhiều bọt trong nước tiểu - đặc biệt là khi phải xả nước nhiều thì bọt mới trôi đi hết - là dấu hiệu chỉ ra sự hiện diện của protein trong nước tiểu. Bọt này có thể trông giống như bọt khi đánh trứng, vì albumin - loại protein phổ biến trong nước tiểu, cùng loại với protein có trong trứng.
Tiểu ra máu
Tiểu ra máu cũng có thể là do khối u, sỏi thận hoặc nhiễm trùng. Tuy nhiên, một số bệnh về thận cũng gây tiểu ra máu. Thận khỏe mạnh lọc các chất thải từ máu mà không để rò rỉ máu ra ngoài. Khi thận bị rối loạn, các tế bào máu này bắt đầu thoát ra và đi vào dòng nước tiểu.
Khó ngủ
Nếu thận không lọc độc tố khỏi cơ thể đúng cách, có thể làm gián đoạn giấc ngủ sâu. Một số người bị bệnh thận mạn tính có thể mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
2. Những người có nguy cơ cao bị bệnh
Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị bệnh nhiễm trùng thận, nhưng thường phụ nữ bị dễ bị nhiễm trùng bàng quang nhiều hơn nam giới nên nguy cơ họ bị nhiễm trùng thận cũng cao hơn.
Nguyên nhân là do niệu đạo của nữ ngắn hơn nhiều so với nam giới, do đó vi khuẩn có thể dễ dàng đi từ bên ngoài cơ thể đến bàng quang.
Phụ nữ đang mang thai cũng dễ bị nhiễm trùng bàng quang bởi vì bào thai gây áp lực lên niệu quản của người mẹ và dòng chảy nước tiểu bị chậm lại.
Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố làm bạn tăng nguy cơ nhiễm trùng thận:
- Tắc nghẽn ở đường tiết niệu: Khi dòng chảy của nước tiểu chậm hoặc khả năng làm trống bàng quang giảm, vi khuẩn có thể dễ dàng di chuyển lên đến niệu quản, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thận.
- Sỏi thận.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu: chẳng hạn do các bệnh tiểu đường hay HIV.
- Tổn thương dây thần kinh xung quanh bàng quang.
- Dùng ống thông niệu đạo kéo dài.
Trong những trường hợp này, bạn hãy nhanh chân đi gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tác giả: Mộc
-
Thấy 9 dấu hiệu này là lá gan đang "kêu cứu" gấp, chớ dại mà coi thường bỏ qua
-
4 loại rau giàu dinh dưỡng nhưng mẹ bầu tuyệt đối không ăn kẻo hại mẹ hại con
-
Học lỏm bí quyết làm đẹp từ thứ nước thần kỳ mang lại làn da đẹp cho con gái Nhật
-
Mỗi ngày một cốc nước ép củ dền "bổ như tiên dược", dành 1 phút đọc để bảo vệ sức khỏe của mình
-
6 loại rau củ giải độc gan thần tốc, lọc sạch cặn bẩn trong cơ thể, càng ăn càng bổ