Ăn tôm cùng hoa quả chứa nhiều vitamin C
Trong tôm chứa nhiều chất asen hóa trị 5. Bản thân chất này không gây độc cho cơ thể. Tuy nhiên, khi nó kết hợp với vitamin C có trong rau củ quả sẽ chuyển thành asen hóa trị 3 (thường được biết đến với tên gọi là thạch tín) - một chất gây ra ngộ độc, thậm chí là tử vong.
Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nấu tôm và các loại hải sản nói chung với rau củ quả giàu vitamin C như cà chùa, cam, chanh...
Đối với trẻ em, nên tránh ăn hoa quả giàu vitamin C sau khi ăn tôm khoảng 4 giờ.
Ăn mắt tôm bổ mắt
Nhiều người nghĩ rằng ăn gì bổ nấy, nên ăn mắt tôm sẽ tốt cho thị lực. Tuy nhiên, đây là một sai lầm nghiêm trọng. Các nhà nghiên cứu cho biết, phần đầu tôm chứa rất ít dinh dưỡng. Ăn đầu tôm đồng nghĩa với việc chúng ta ăn túi chất thải của chúng nằm ở đó.
Vỏ tôm chứa nhiều canxi
Không giống như nhiều người vẫn nghĩ, vỏ tôm được cấu tạo chủ yếu từ kitin chứ không hề chứa canxi. Khi đi vào dạ dày, vỏ tôm rất khó tiêu hóa. Do đó việc ăn vỏ tôm sẽ tạo ra gánh nặng đối với hệ tiêu hóa. Đặc biệt là trẻ em, ăn vỏ tôm không làm tăng canxi mà còn có nguy cơ gây hóc.
Ăn nhiều tôm
Tôm giàu phốt pho, axit béo, canxi... Nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng và tiêu chảy.
Phụ nữ sau sinh không nên ăn tôm
Chẳng có nghiên cứu nào chứng minh được việc ăn tôm sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của phụ nữ sau sinh. Các chuyên gia khuyên rằng, tôm giàu dưỡng chất nên những mẹ mới sinh con nên ăn với lượng vừa phải và nấu chín kỹ để mau chóng hồi sức.