Qua nhiều nghiên cứu, tỉ lệ mắc các bệnh lý tuyến giáp khoảng 30% trong số những người từ 18-65 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh tăng lên theo tuổi và thường gặp ở phụ nữ (tỷ lệ 5 nữ/1 nam). Các bệnh về tuyến giáp thường bị bỏ sót không được chẩn đoán từ 20-60% trong tổng số người mắc bệnh. Chính từ điều này đã khiến cho việc thăm khám và điều trị trở nên khó khăn hơn, nhiều người khi phát hiện thì bệnh đã bước sang giai đoạn nặng hơn.
Những dấu hiệu của bệnh tuyến giáp:
Dọc trắng và lõm trên móng
Suy giáp gây xuất hiện các dọc màu trắng mà chúng ta thấy trên cả hai bên móng chân, tay.
Đây là dấu hiệu của tình trạng thiếu hụt selen. Selen cùng với iod là hai vi lượng cần thiết và quan trọng cho tuyến giáp. Đây là lý do vì sao biểu hiện thiếu hụt selen có thể là dấu hiệu của bệnh lý tuyến giáp. Selen tham gia vào quá trình chuyển hóa T3, T4 (hai hormon tuyến giáp) từ đó giúp duy trì hoạt động bình thường của tuyến giáp. Nếu không có đủ selen, hoạt động tuyến giáp không được đảm bảo, tiềm ẩn nguy cơ suy giảm chức năng tuyến và xuất hiện các đốm trắng trên móng tay, móng chân, và là dấu hiệu cho thấy một bệnh lý tuyến giáp tiềm ẩn. Nếu bạn đang được điều trị suy giáp, mà móng tay có triệu chứng trên thì chứng tỏ là suy giáp của bạn chưa được kiểm soát. Hãy tái khám sớm để được thay đổi liều dùng cho phù hợp.
Nhiễm trùng quanh móng
Đầu tiên là xung quanh lớp biểu bì. Bạn có thể thấy các cạnh quanh móng tay lởm chởm và thô. Bạn nhìn thấy nó trên cả hai mặt. Nhiễm trùng quanh móng là một dấu hiệu điển hình của suy giáp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do sự thiết hụt protein. Có một điều khá thú vị là một trong những loại axit amin (amino acid là các khối hình thành nên protein) có vai trò giúp đỡ chức năng tuyến giáp là Tyrosine. Thông thường chúng ta sẽ thấy một sự thiếu hụt protein, và thiếu hụt đặc biệt Tyrosine ở những bệnh nhân suy giáp.
Những dấu hiệu khác trên cơ thể cảnh báo bệnh tuyến giáp:
Tóc và da suy yếu
Khi bạn bị suy giáp, tóc sẽ giòn, xơ, dễ gãy và da trở nên khô, bong tróc. Tình trạng này xảy ra là do rối loạn hormone tiết ra làm tóc khó tăng trưởng. Người bệnh sẽ dễ bị rụng lông và tóc, da trở nên đặc biệt mẫn cảm.
Kinh nguyệt không đều, có nguy cơ bị vô sinh
Suy giáp ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề kinh nguyệt. Nếu các kỳ kinh đến sớm với tần suất cao bạn có thể đã bị suy giáp còn nếu kỳ kinh ngắn hơn, ít xuất hiện thì bạn có thể bị cường giáp. Tình trạng này là do nồng độ hormone thay đổi, gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt, và làm thay đổi chu kỳ kinh. Từ đó khiến các nang trứng cũng bị rối loạn theo, khiến quá trình thụ tinh và sinh con trở nên khó khăn.
Giảm ham muốn
Các bệnh về tuyến giáp đều liên quan trực tiếp đến hormone. Vì thế nếu bệnh phát triển lâu dài sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố estrogen, khiến người bệnh không còn ham muốn và vô sinh. Bệnh tuyến giáp đặc biệt có tác động tới kinh nguyệt cũng như chu kỳ rụng trứng.
Huyết áp tăng
Hormone từ tuyến giáp có ảnh hưởng lớn đến vấn đề tim mạch, dẫn đến tình trạng kích thích làm tăng giảm nhịp tim và sức bơm máu. Vậy nên nếu huyết áp của bạn thất thường thì có khả năng bạn bị rối loạn tuyến giáp, cường giáp khiến huyết áp bị chậm còn suy giáp khiến huyết áp tăng nhanh.
Mệt mỏi, trầm cảm và lo âu
Nếu bạn rơi vào tình trạng trầm cảm và hoảng sợ mà chữa trị mãi vẫn không khỏi thì rất có khả năng bạn bị các bệnh về tuyến giáp. Khi mắc các bệnh về tuyến giáp, hormone bị suy giảm do đó cơ sẽ không được thúc đẩy và gây ra tình trạng mệt mỏi. Đặc biệt, cường giáp còn có thể khiến bạn mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
Serotonin là một loại hormone có tác dụng giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Việc sản xuất quá ít hormone tuyến giáp có thể gây ảnh hưởng đến lượng serotonin trong não. Do đó, khi tuyến giáp hoạt động không tốt, lượng serotonin trong não bị giảm đi, khiến bạn luôn cảm thấy chán nản và mệt mỏi.
Cân nặng thay đổi
Khi bị cường giáp, bạn luôn có cảm giác đói do các hormone sản sinh liên tục và dù ăn bao nhiêu vẫn bị giảm cân. Còn với suy giáp, bạn không có cảm giác muốn ăn và dù không ăn bạn vẫn tăng cân bất thường. Vậy nên nếu cân nặng của bạn trở nên thất thường mặc dù đã thay đổi khẩu phần ăn thì có thể bạn đã bị bệnh về giáp.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
5 hiện tượng lạ ở vùng cổ cảnh báo nguy cơ mắc K tuyến giáp, gặp 1/5 cũng đáng lo ngại, cần đi khám
-
Cơ thể có 1 trong 6 triệu chứng này cảnh báo bệnh tuyến giáp đang "tăng nặng", nhiều người không biết thường chủ quan
-
5 dấu hiệu cảnh báo bệnh tuyến giáp, sau 40t càng phải chú ý: Nhiều người chủ quan, lúc khám đã giai đoạn muộn
-
Người phụ nữ 30t có u tuyến giáp phồng to, chèn dây thanh quản vì hay ăn 1 món bổ dưỡng, nhiều người thích
-
Người mắc bệnh tuyến giáp ăn rau cải được không?