Tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là một phần của hệ thống nội tiết trong cơ thể người, đảm nhận nhiệm vụ sản xuất hormone, điều chỉnh các chức năng bình thường của cơ thể. Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, có hình cánh bướm ở đáy họng, có một thùy trái và một thủy phải.
Tuyến giáp tạo ra hormone thyroxine, giúp cơ thể điều chỉnh sự trao đổi chất, huyết áp, nhịp tim, thân nhiệt, trọng lượng cơ thể... Ưng thư tuyến giáp là một loại bệnh ung thư nội tiết phổ biến.
Các triệu chứng cánh báo bệnh tuyến giáp
Theo Healthline, bệnh K tuyến giáp ở giai đoạn đầu không có triệu chứng. Người bệnh sẽ không thể cảm nhận được tuyến giảm của mình đang bị bệnh. Khi bệnh phát triển ở giai đoạn nặng hơn, nó mới bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu rõ rệt như:
- Có khối u trong cổ họng;
- Ho;
- Khàn tiếng;
- Đau cổ họng;
- Khó nuốt;
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ.
Khi gặp bất kỳ một triệu chứng bất thường nào, bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc K tuyến giáp
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh K tuyến giáp;
- Nữ giới;
- Có tiền sử K tuyến vú;
- Có tiền sử phơi nhiễm phóng xạ;
- Tuổi tác cũng là một yếu tố nguy cơ. K tuyến giáp có nhiều khả năng xảy ra sau 40 tuổi.
Theo các bác sĩ, căn bệnh liên quan đến tuyến giáp này có thể được phát hiện sớm. Hiện nay, các trường hợp mắc bệnh đã được phát hiện hơn nhiều so với trước khi và có thể được điều trị thành công.
3 thói quen xấu khiến người trẻ dễ mắc bệnh tuyến giáp
Chế độ ăn uống không lành mạnh
I-ốt là một trong những thành phần có ảnh hưởng lớn đến tuyến giáp. Thừa hay thiếu i-ốt đều có thể khiến tuyến giáp hoạt động không bình thường và sinh bệnh.
Vì vậy, chúng ta cần chú ý đến lượng i-ốt nạp vào cơ thể. Thông thường i-ốt thường được bổ sung vào các loại muối và chúng ta không nên dùng quá 6 gram muối/ngày.
Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều một số loại rong biển, tạo bẹ cũng có thể làm dư thừa i-ốt.
Thường xuyên ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ và cay cũng là những thói quen không tốt cho sức khỏe tuyến giáp.
Thường xuyên căng thẳng
Việc căng thẳng, chịu nhiều áp lực trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến cảm xúc và tác động tới việc bài tiết hormone trong cơ thể, sinh ra bệnh tuyến giáp.
Do đó, chúng ta nên học cách điều chỉnh tâm lý, không nên để tâm trạng chán nản hoặc tức giận kéo dài.
Thức khuya
Thường xuyên thức khuya chính là hành động bào mòn sức khỏe một cách nhanh chóng. Thức khuya sẽ làm suy giảm trí nhớ, gây rối loạn nội tiết. Ban đêm là thời gian nghỉ ngơi để các cơ quan trong cơ thể phục hồi. Nếu bạn không đi ngủ, nội tạng cũng không được nghỉ. Khi đó, tuyến giáp cũng chịu ảnh hưởng và không thể hoạt động bình thường, về lâu dài sẽ sinh bệnh.