Thận có 4 chức năng chính: giữ cân bằng dịch trong cơ thể, các chất khoáng mà cơ thể cần để duy trì hoạt động bình thường, nhất là chất kali để kiểm soát hoạt động của thần kinh và cơ, quá nhiều hay quá ít kali cũng có thể gây ra yếu cơ và vấn đề cho tim; loại bỏ các sản phẩm giáng hóa của protein (trong thực phẩm) như urê, creatinine (tạo ra trong tiến trình vận động cơ bắp); giải phóng một số hormon thiết yếu vào máu như renin (điều hòa huyết áp), erythropoietin (EPO) giúp tủy xương tạo hồng cầu và hoạt hóa vitamin D để hấp thụ canxi trong thức ăn nhằm tăng cường cho xương.
Buồn nôn, ói mửa và các triệu chứng tiêu hóa khác
Khi thận có bệnh và tiến triển đến giai đoạn giữa hoặc cuối, sẽ ngay lập tức tác động và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, gây buồn nôn, nôn, chán ăn và các triệu chứng khác. Vì vậy, khi có những biểu hiện này, ngoài việc bạn phải khám ở khoa tiêu hóa, còn phải khám thêm thận.
Ngứa ngoài da
Những người mắc bệnh thận giai đoạn cuối, khi bệnh đã nặng, khi urê trong cơ thể không thể được thải ra cùng nước tiểu, chúng sẽ được bài tiết qua da, từ đó gây kích thích da. Ngoài ra, sự tích tụ của các chất độc trong cơ thể có thể gây bệnh thần kinh ngoại vi, có thể gây ngứa da, có biểu hiện bệnh nổi hết lên da.
Cuối cùng, Phó giáo sư Hà nhấn mạnh, những dấu hiệu mà thận "kêu cứu" trên đây cũng có sự tiến triển từ nhẹ đến nặng. Có những biểu hiện là bệnh ở thời kỳ đầu, nhưng có những dấu hiệu chứng tỏ bệnh đã ở giai đoạn giữa hoặc cuối.
Vì thế, đây chỉ là những dấu hiệu nhắc nhở bạn. Còn thực tế diễn ra thế nào trong cơ thể, bạn phải lên lịch đến gặp bác sĩ. Nhất định phải quan tâm và quý trọng cơ thể mình, đặc biệt là những người cao tuổi, người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, đái tháo đường, acid uric máu bất thường và các bệnh khác.
Tăng huyết áp
Khi bị tổn thương, thận không thể kiểm soát và đảm bảo huyết áp ở mức ổn định. Khi huyết áp không ổn định, áp lực dòng chảy của máu trong thành mạch cũng bất ổn theo. Áp lực máu lớn sẽ hủy hoại các thành mạch trong cơ thể trong đó có cả thận. Chức năng của thận do đó càng ngày càng suy giảm.
Lượng nước tiểu thay đổi
Bình thường, chúng ta sẽ đi tiểu khoảng từ 1000-2000 ml mỗi ngày, trung bình 1500 ml. Khi bạn quan sát thấy nước tiểu hoặc nhiều hơn hoặc ít hơn, đó có thể là những biểu hiện của bệnh thận.
Đặc biệt cần lưu ý rằng, vào ban đêm bình thường hiếm khi chúng ta đi tiểu nhiều như ban ngày, nếu bạn cảm bỗng nhiên phải đi nhiều lần hơn trước, dù không uống nhiều nước trước khi đi ngủ, thì đã đến lúc bạn cần phải kiểm tra chức năng thận.
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh