Vai trò của thận trong cơ thể?
Thận có 4 chức năng chính: giữ cân bằng dịch trong cơ thể, các chất khoáng mà cơ thể cần để duy trì hoạt động bình thường, nhất là chất kali để kiểm soát hoạt động của thần kinh và cơ, quá nhiều hay quá ít kali cũng có thể gây ra yếu cơ và vấn đề cho tim; loại bỏ các sản phẩm giáng hóa của protein (trong thực phẩm) như urê, creatinine (tạo ra trong tiến trình vận động cơ bắp); giải phóng một số hormon thiết yếu vào máu như renin (điều hòa huyết áp), erythropoietin (EPO) giúp tủy xương tạo hồng cầu và hoạt hóa vitamin D để hấp thụ canxi trong thức ăn nhằm tăng cường cho xương.
Sưng phù và tăng cân
Thận đóng vai trò đào thải các chất thải trong cơ thể thông qua đường nước tiểu. Theo Tiến sĩ Mateo Ledezma thuộc Trung tâm Y khoa Kaiser Permanente, Los Angeles, Mỹ, nếu thận làm việc không hiệu quả, những chất độc có thể tích trữ trong cơ thể làm tăng tích nước trong các mô, gây phù và tăng cân.
Tần suất tiểu tiện ít hơn bình thường
Thận hoạt động kém hiệu quả sẽ tăng tích nước trong các mô khiến lượng nước tiểu giảm, điều này đồng nghĩa với việc càng lúc càng nhiều độc tố tích trữ trong cơ thể.
Cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ
Ledezma, chuyên gia Y khoa tại Học viện Nội tiết Bắc Ai-len cho rằng một trong những chức năng của thận là điều tiết mức độ hemoglobin trong cơ thể. Khi chức năng này suy giảm, cơ thể có những dấu hiệu thiếu máu, năng lượng giảm mạnh, gây cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ.
Ăn không ngon miệng, buồn nôn và khó tập trung
Vấn đề này xảy ra khi lượng chất độc tích tụ trong cơ thể bạn tăng cao và ảnh hưởng tới những cơ quan khác đặc biệt là dạ dày và não bộ.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Thấy cơ thể có dấu hiệu này đi bệnh viện ngay kẻo ung thư giai đoạn cuối
-
Thói quen "chết người" khi vệ sinh vùng kín chị em nào cũng mắc
-
Dấu hiệu bệnh ung thư bạch cầu mà hầu như ai cũng không hề ngờ tới
-
Món ăn này là nguyên nhân gây ung thư lớn nhất nhưng hơn 80% người Việt ưa chuộng
-
Kết hợp thực phẩm này với sữa sẽ đặc biệt hại sức khỏe mà ít ai ngờ tới