Mùa hè nóng bức, có bát chè đậu xanh giải nhiệt cơ thể thật không gì sánh bằng. Nhiều gia đình nghiện tới mức ngày nào cũng nấu, bữa nào cũng ăn.
Đậu xanh rất bổ dưỡng, chứa nhiều chất xơ, chất béo, tinh bột, cùng các loại vitamin quý báu như E, B1, B2, B3, B6, C, cùng các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm... tất cả đều có lợi cho cơ thể.
Hơn nữa, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng - Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam cũng chia sẻ về tác dụng của món chè đậu xanh như thế này: trong Đông y, đậu xanh có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau sưng, điều hòa ngũ tạng...
Ngoài ra, đậu xanh còn rất tốt cho người đang mắc các bệnh nhiệt ngoài da như nổi mề đay, mụn nhọt, sởi và quai bị...
Theo Trung y, thường xuyên ăn chè đậu xanh hay uống canh đậu xanh, nhất là trong thời tiết nắng nóng có thể giúp giải nhiệt, giảm khát, hơn nữa còn tăng cảm giác thèm ăn, hạ lipid máu, hạ huyết áp, chống lại sự xâm nhập của tế bào ung thư.
Tuy nhiên, dù món chè xanh tốt cho sức khỏe như vậy, nhưng theo lương y Bùi Đắc Sáng, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng.
Theo đó, có 6 nhóm người không nên ăn đậu xanh
Người hay bị chân tay lạnh
Với những người có thân nhiệt tính hàn như chân tay lạnh thiếu lực, lưng, đi ngoài phân lỏng, chân đau nhức… nếu như ăn đỗ xanh càng làm bệnh nặng thêm, thậm chí còn làm đau bụng đi ngoài dẫn đến mất nước, khiến cho cơ bắp và khớp đau nhức, từ dạ dày yếu có thể dẫn đến các bệnh về hệ thống tiêu hoá.
Người đang đói bụng
Đậu xanh có tính hàn, nếu ăn vào lúc bụng đói sẽ không tốt cho dạ dày, nhất là lúc dạ dày đang bị co bóp vì đói.
Những người có hệ tiêu hóa kém
Đậu xanh chứa nhiều chất xơ, nên với những người có hệ tiêu hóa kém cũng nên hạn chế ăn đỗ xanh, hay các thực phẩm có chứa đậu xanh để đề phòng tình trạng trướng bụng, khó tiêu.
Người già và trẻ em
Trong đậu xanh có chứa một số hàm lượng dinh dưỡng còn cao hơn thịt gà, vì vậy nếu vào cơ thể trong thời gian ngắn khó tiêu hóa hết, dẫn đến tình trạng đầy bụng và khó chịu.
Hơn nữa đậu xanh cũng thuộc loại thức ăn lạnh, nếu ăn nhiều đỗ xanh thì bệnh sẽ dễ bị tái phát. Vì vậy người già và trẻ em có hệ tiêu hóa kém tránh ăn nhiều đậu xanh.
Người đang uống thuốc Đông y
Ăn đỗ xanh khi đang uống thuốc Đông y sẽ hóa giải toàn bộ dược tính có trong thuốc. Do vậy, khi uống thuốc không nên ăn đậu xanh, để tránh thuốc mất tác dụng.
Phụ nữ đang kỳ "đèn đỏ"
Đậu xanh có vị ngọt và lạnh, trong khi đó chị em đang trong kỳ "đèn đỏ" thường được khuyên không nên ăn những thực phẩm ngọt và lạnh để không gây hại tử cung. Hơn nữa còn ảnh hưởng đến việc chảy máu "đèn đỏ" hoặc làm nặng thêm cơn đau bụng.
Lưu ý nhỏ khi ăn đậu xanh
Vỏ của đỗ xanh có tác dụng giải độc, nên cách ăn tốt nhất là nên ăn cả vỏ. Nếu đỗ đã đãi vỏ thì chỉ còn là món ăn dinh dưỡng, còn tác dụng giải độc và giải nhiệt sẽ gần như không còn.
Ngoài ra, các loại đậu cũng chứa nhiều chất phytate làm giảm hấp thu một số khoáng chất như sắt, kẽm, canxi khi dùng chung với các thức ăn chứa nhiều sắt, kẽm và canxi. Vì vậy chúng ta không nên ăn nhiều loại đậu cùng một lúc không tốt cho đường ruột.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Ngủ dậy miệng có 6 vị này, coi chừng nội tạng đang mắc bệnh: Mặn là thận, chua chú ý tới gan
-
Những bài thuốc chữa bệnh thần kỳ từ lá chanh, không phải ai cũng biết
-
Những người không nên ăn nhãn: Bác sĩ chỉ ra 6 đối tượng cần hạn chế, người khỏe mạnh cũng cẩn trọng
-
Nhà 3 người đều là F0: Ba ra đi trước khi 115 đến, con gái đưa mẹ nguy kịch đi tìm BV trong đêm
-
Đến tuổi trung niên, làm 4 điều còn tốt hơn đi cả thể dục, BS nói: Ai làm được sẽ sống lâu sống khỏe