Nước tiểu
Nhiều chị em nghĩ rằng sau khi tiểu tiện đã lau “cô bé” sạch sẽ rồi. Thực chất, vẫn còn ít nước tiểu vương lại và dính vào đáy quần lót. Thường thì nước tiểu có màu vàng nhạt. Khi khô lại có màu vàng hơi sẫm trên đáy quần lót.
Dịch tiết âm đạo có thành phần protein
Trong khi đó, protein lại rất “hấp dẫn” vi khuẩn. Dù vệ sinh, lau khô đúng cách cũng khó lòng tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn còn sót lại. Mặc những chiếc quần như vậy lâu ngày dễ gây viêm âm đạo, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe nữ giới.
Chuyên gia sức khỏe khuyên tuyệt đối không vì tiết kiệm mà giữ lại chúng. Tuổi thọ quần lót chỉ nên giữ trong 3 tháng, nếu lâu hơn cũng không được quá nửa năm. Khi giặt, tránh giặt chung với đồ bẩn. Phơi nắng để khử trùng.
Kinh nguyệt
Ngay cả khi dùng cốc hay băng vệ sinh thì kinh nguyệt vẫn có thể bám dính đũng quần. Đáng nói, kinh nguyệt rất khó để giặt sạch, lâu ngày có thể khiến quần lót đổi màu.
Khi giặt giũ, bạn nên ngâm đồ lót trong nước giặt chừng 10-20 phút rồi dùng tay vò mạnh. Tuyệt đối không dùng thuốc tẩy bởi clorua dễ gây kích ứng hoặc tồn dư hóa chất độc hại.
Dấu hiệu bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở phái nữ
Nổi mụn lạ là triệu chứng bệnh phụ khoa
“Vùng tam giác” bỗng nhiên xuất hiện các mụn lạ, đó có thể là mụn nước hoặ mụn cứng, mụn thịt thì hãy coi chừng. Không chỉ là dấu hiện thường gặp của bệnh viêm âm đạo, mà cả viêm nang lông, mụn rộp sinh dục hay bệnh sùi mào gà,… cũng biểu hiện bằng triệu chứng mọc mụn ở vùng kín.
Bệnh phụ khoa biểu hiện bằng việc khí hư có mùi hôi khó chịu
Khí hư thông thường có mùi nhẹ đặc trưng ở từng người nhưng thường không có mùi. Nếu một ngày bạn nhận thấy rằng “cô bé” có mùi hôi hám khó chịu, khí hư có mùi hôi tanh kèm theo những thay đổi của khí hư khác thì đừng chần chừ mà đến gặp bác sĩ phụ khoa ngay để được chẩn đoán chính xác và xử lý đúng cách.
Ngứa vùng kín cũng có thể là do viêm phụ khoa gây ra
Nguyên nhân gây ngứa vùng kín thường do việc dị ứng với dung dịch vệ sinh, xà phòng tắm hay nước hoa,… Nhưng cũng không loại trừ căn nguyên là do nấm candida, trùng roi trichomonas, vi khuẩn gây ra các viêm nhiễm phụ khoa, thường gặp nhất là bệnh viêm âm đạo.
Ngứa vùng kín có thể là dấu hiệu bệnh phụ khoa
Do đó, nếu bạn bị ngứa ngáy vùng kín, cùng với đó là biểu hiện âm đạo bị sưng tấy, kèm theo các bất thường khác sau khi đã ngưng dùng các sản phẩm trên thì đích thị là do bệnh phụ khoa gây ra.
Khí hư bất thường – dấu hiệu bệnh phụ khoa rõ ràng nhất
Cách dễ dàng để nhận biết mình có mắc bệnh viêm phụ khoa hay không đó là quan sát sự thay đổi khí hư.
Nếu bỗng nhiên khí hư trong dai hoặc hơi mờ tiết ra ổn định trở nên đặc quánh, loãng nước, có bọt, có màu vàng xanh,… thì không nghi ngờ gì nữa, chúng là triệu chứng của bệnh viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung,…
Đừng chủ quan với biểu hiện: Chảy máu âm đạo bất thường
Ngoại trừ việc quan hệ tình dục lần đầu hoặc đang trong chu kỳ hành kinh, nếu xuất huyết âm đạo bất thường thì bạn nên đặc biệt chú ý.
Cẩn thận khi bị xuất huyết âm đạo bất thường
Các bác sĩ khuyên: Nếu xuất hiện tình trạng chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt, trong và sau khi quan hệ tình dục hay sau khi mãn kinh,… chị em nên sớm đi khám để phát hiện căn nguyên vấn đề. Chảy máu âm đạo có thể do bệnh viêm lộ tuyến tử cung, viêm âm đạo,… nhưng theo thống kê cho thấy có hơn 90% trường hợp này là do mắc ung thư nội mạc tử cung.
Chuyên gia sức khỏe khuyên tuyệt đối không vì tiết kiệm mà giữ lại chúng. Tuổi thọ quần lót chỉ nên giữ trong 3 tháng, nếu lâu hơn cũng không được quá nửa năm. Khi giặt, tránh giặt chung với đồ bẩn. Phơi nắng để khử trùng.
Tác giả: Mộc
-
Minh Hằng tiết lộ đi bộ 10km một ngày, bụng bầu vẫn chăm chỉ làm điều này
-
Loại rau cho nước "đỏ như máu" có Canxi gấp 9 lần nước hầm xương, nhiều sắt hơn thịt bò, ít nhiều biết ăn
-
Lấy nắm lá này đặt trong phòng muỗi nhiều mấy cũng bay xa, cả đêm ngủ ngon giấc
-
4 người tuyệt đối không được ăn rau ngải cứu
-
7 sai lầm khi ăn trứng mất hết dinh dưỡng dễ rước bệnh vào thân