Khoa học đã chứng minh rằng: những đứa trẻ được bố yêu thương, chăm sóc sẽ có chỉ số IQ cao hơn và cũng năng động hơn các bạn đồng trang lứa. Đặc biệt, sự khác biệt về trí tuệ này không chỉ tồn tại lúc trẻ còn nhỏ mà kéo dài đến khi con bạn đã đến ngưỡng 40 tuổi.
Bố chăm sóc và gần gũi con từ những năm tháng đầu đời
Ngày nay, nhiều người vẫn hạ thấp vai trò của người đàn ông khi chăm sóc con nhỏ. Họ cho rằng họ không cẩn thận và tỉ mỉ như người phụ nữ. Bởi vậy, nhiều gia đình đã giao toàn bộ trách nhiệm nuôi dạy con cho người mẹ. Điều này sẽ hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển của con.
Tình yêu thương của cả bố và mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy mình hạnh phúc và trở nên quan trọng hơn trong nhà. Từ đó con sẽ tích cực học tập, giao lưu và tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ, thế giới xung quanh hơn để tư duy phát triển hơn. Nếu chỉ nhận được sự quan tâm duy nhất từ phía người mẹ thì khi cha dạy bảo chúng sẽ ương bướng không nghe và thường hay nóng nảy cãi lại hoặc chống đối.
Bố cùng con đi du lịch và thăm hỏi bạn bè
Mẹ đừng tranh việc này của bố. Bố hãy đi dã ngoại, đi picnic cùng con. Đó là những chuyến phiêu lưu rất có ích cho sự phát triển của trẻ. Đây là cơ hội để 2 bố con được gần gũi nhau hơn và cũng là cơ hội để con được học hỏi và khám phá nhiều điều hay và thú vị ở thế giới bên ngoài, kích thích sự phát triển tư duy, trí não của trẻ.
Bố trở thành hình mẫu lí tưởng của con để noi theo
Khi được khoảng 2,5 tuổi là trẻ bắt đầu có nhận thức về giới tính của mình. Với những bé trai thì bé sẽ bắt đầu đi tìm kiếm người có cá tính giống mình trong gia đình để học tập và bắt chước về cư xử, hành động, đó chính là người bố. Chính vì vậy, con người của bố sẽ có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con từ khi còn rất nhỏ.
Các bé gái có thể không 'bắt chước' những hành động từ bố nhưng trong mắt các em, bố luôn là hình tượng lớn, đại diện cho sức mạnh, đấu tranh chống lại những điều xấu để bảo vệ gia đình, lẽ phải.
Bố hãy lắng nghe và hiểu con
Không chỉ mẹ, mà bố cũng rất cần phải hiểu con. Sự chia sẻ tâm tình này sẽ khiến con nhỏ cảm nhận được sâu sắc tình yêu thương của người bố. Tuy nhiên, hiếm có ông bố nào ý thức được điều này. Phần lớn các anh chỉ trò chuyện với con khi có vấn đề cần giải quyết, nhất là khi con mắc lỗi. Điều đó vô tình tạo nên khoảng cách và sự sợ hãi của con đối với bố.
Các bố hãy trở thành một người bạn của con để có thể thoải mái nói chuyện và nếu như con có làm gì sai thì xin đừng vội trách mắng mà hãy tìm hiểu nguyên nhân trước, hãy lắng nghe chia sẻ cùng con. Nếu bố mẹ cứ trách mắng con thì sẽ khiến con không dám tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh nữa vì sợ bị la mắng, ăn đòn, vô tình như thế sẽ hạn hế khả năng tư duy của trẻ.
Bố luôn dõi theo con
Ngay cả khi các con đã trưởng thành, đã lập gia đình thì chúng vẫn có ý niệm hướng về bố để tìm lời khuyên khi phải đưa ra những quyết định lựa chọn lớn trong cuộc sống ví dụ như có nên học tiếp không, có nên chuyển việc không,... Chính vì thế, người bố càng cần yêu thương và hiểu con hơn vì những tư vấn của bố lúc này, có thể là quyết định cho sự thay đổi cuộc sống của các con.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng phải nhớ tạo điều kiện cho bố con gần gũi nhau nhé. Đôi khi bố có thể vụng về hơn mẹ nhưng mà đó là cách yêu thương con riêng của những người đàn ông. Bố có thể hơi vô tâm, không kiên nhẫn với con như mẹ nhưng mà tình thương của các anh dành cho con luôn đong đầy, phải không chị em?
Tác giả: Huệ Anh
-
Ngã ngửa vì 30 điểm vẫn trượt đại học
-
Cô gái phải chịu thiệt hại đến 300 triệu đồng vì cún cưng thường xuyên phá hoại
-
Đi bơi, cặp vợ chồng hồn nhiên “nhét” con nhỏ 3 tuổi trong tủ đựng đồ để khỏi phải trông coi
-
Bệnh nhân "méo mặt" với những đơn thuốc "có một không hai" của bác sĩ
-
Cô gái chết thảm vì tài xế ô tô mở cửa bất cẩn: Chỉ 2 ngày nữa sẽ lên xe hoa về nhà chồng