Đi chợ thấy loại cá này đừng mua: Dễ chứa chất độc ảnh hưởng sức khỏe, nhiều người không biết vẫn ăn thường xuyên

( PHUNUTODAY ) - Cùng nhau điểm danh 7 loại cá dễ chứa nhiều chất độc và hormone tăng trưởng nên tránh xa.

Cá là thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khoẻ con người. Tuy vậy, có một số loại cá sống trong môi trường nước ô nhiễm, dễ tích tụ chất độc hoặc được “kích nuôi”, ăn vào thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Cùng nhau điểm danh 7 loại cá dễ chứa nhiều chất độc và hormone tăng trưởng nên tránh xa.

1. Cá ngừ

Cá ngừ chứa rất nhiều thủy ngân, đặc biệt là cá ngừ vây đen và cá ngừ vây xanh. Ngoài ra, một số cá ngừ không được đánh bắt trong tự nhiên mà nuôi ở các trang trại, được cho ăn bằng kháng sinh và hormone. Khi ăn loại cá này, người lớn chỉ nên ăn 100g cá ngừ, còn trẻ em không nên ăn để đảm bảo an toàn.

2. Cá trê nuôi

Cá trê có thể tăng trưởng đến kích thước đáng kể. Để chúng phát triển nhanh, nhiều người nuôi cá cho chúng ăn hormone, đặc biệt là với cá nhập khẩu từ các nước châu Á. Nếu muốn ăn loại cá này, bạn hãy chọn cá trê trong tự nhiên. Nó thường nhỏ hơn, ít nguy hiểm và dinh dưỡng hơn so với cá trê nuôi.

3. Cá rô phi

Rô phi không có nhiều axit béo lành mạnh trong khi nồng độ chất béo có hại cao gần bằng mỡ lợn. Tiêu thụ quá nhiều cá rô phi dẫn đến tăng mức cholesterol và làm cho cơ thể dễ bị dị ứng. Những người mắc bệnh tim mạch, hen suyễn, viêm khớp được khuyến cáo không nên ăn cá rô phi.

4. Cá thu

Cá thu dễ nhiễm thủy ngân. Khi ăn cá thu, cơ thể người dễ bị nhiễm thủy ngân, trong khi chất này khó đào thải, gây ra nhiều bệnh tật. Cá thu Đại Tây Dương là loại ít nguy hiểm nhất trong các loại cá thu. Bạn nên cẩn trọng khi mua cá thu và chế biến để không bị ngộ độc thủy ngân. Mức ăn an toàn được khuyến cáo, vói người lớn chỉ nên ăn 200g cá thu, còn trẻ em là 100g trong một tháng.

5. Cá kình

Loài cá này nhiều lần bị phát hiện nhiễm thủy ngân, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Nam giới chỉ nên ăn 100g trong một tháng. Cá kình không được khuyến khích dành cho phụ nữ và trẻ em.

6. Lươn

Lươn chứa rất nhiều chất béo và dễ dàng hấp thụ các chất thải công nghiệp, nông nghiệp trong nước, trong đó có thủy ngân. Mức ăn an toàn: Người lớn chỉ nên ăn 300g lươn, còn trẻ em là 200g trong mỗi tháng.

7. Cá vược

Cũng giống như cá kình, loại cá này chứa một lượng thủy ngân lớn, nên được khuyến cáo không nên ăn nhiều. Mức ăn an toàn: Người lớn chỉ nên ăn 200g, còn trẻ em là 100g.

Ngoài ra, với bất cứ loại cá nào, một số bộ phận sau của cá bạn cũng nên tránh ăn vì chúng dễ nhiễm các độc tố và ký sinh trùng dưới nước:

+ Não cá

Não cá chứa nhiều chất béo có lợi cho cơ thể nhưng không nên ăn vì bộ phận này thường trữ nhiều kim loại từ môi trường, nhất là với cá lớn sống lâu năm.

+ Ruột cá

Ruột cá là nơi thường chứa rất nhiều ký sinh trùng sống dưới nước, nếu sơ suất trong quá trình làm sạch hoặc chế biến dễ gây ngộ độc.

+ Mật cá

Mật cá chứa nhiều tetrodotoxin có thể gây ức chế thần kinh dẫn đến tử vong. Do đó khi chế biến cá cũng tránh để mật cá bị vỡ, dính vào phần thịt.

+ Lớp màng đen ở bụng cá

Đây là lớp màng bảo vệ nội tạng cá, chứa thành phần là chất béo, lysozyme và các vi khuẩn độc hại. Ngoài ra, nếu không làm sạch phần màng đen này, bạn sẽ cảm thấy mùi tanh khi ăn

Tác giả: Vũ Thêm