Nghi thức dâng hương đã trở thành phong tục tập quán mà hầu như mọi người dân Á Châu bất kể lứa tuổi nào và sống ở nơi đâu đều biết đến. Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Dù không mê tín dị đoan, trong tâm thức mọi người Á Châu đều tin rằng nén hương khi đốt lên, cũng như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau.
Chuyện thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ tết. Ngày cuối năm đi mua sắm các thứ chuẩn bị cho ngày tết, không ai không mua vài nén hương về thắp cho ông bà, tổ tiên mình. Nén hương được thắp lên thì mọi người cảm thấy ấm lòng. Nén hương lúc này không còn là thứ hàng bình thường, mà nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Cùng với những phong tục truyền thống khác, nén hương đã góp phần tạo nên và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Bước tới cửa chùa dâng hương lễ Phật thì hầu hết lòng người đều thành kính, chân tâm, hướng thiện. Nhưng phải thể hiện những điều đó ra bằng cách tuân thủ những quy tắc, lễ nghĩ cơ bản của Phật giáo, để giữ thanh tịnh và trật tự chốn tâm linh.
1. Tự mình thỉnh hương đèn, không nên dùng tiền của người khác để mua hương dâng Phật.
2. Tự mình châm hương, không cần đốt bó lớn, chỉ 3 nén là đủ. Mặt hướng tới đại điện, hai tay nắm nhẹ 3 nén hương, nam tay trái ở trên tay phải ở dưới, nữ tay phải ở trên tay trái ở dưới, vẩy nhẹ cho lửa nhỏ dần chứ không nên thổi tắt.
3. Dâng hương chỉ cần làm ở Phật đường chính là được, còn mỗi ban thì tới vái ba vái, không cần đốt nhiều nhang đèn, chủ yếu là tâm thanh tịnh.
4. Khi dâng hương phải giơ cao quá đầu, nhắm mắt hứa nguyện rồi vái ba vái, không được giơ hướng thấp dưới thân.
5. Sau khi vái xong, mang hương tới cắm vào lư thì phải dùng tay trái, không được dùng tay phải. Phật giáo cho rằng, tay phải thường dùng để sát sinh, chỉ có tay trái còn tương đối thuần khiết.
6. Sau khi dâng hướng thì nhắm mắt, hướng tới phía Đông (thông thường cửa chùa ở phía Nam), bước 3 bước hứa nguyện rồi vái 3 vái. Lần lượt làm với hướng Nam và hướng Bắc.
7. Tới cửa Phật chủ yếu là dâng tâm hương, đốt đèn là thắp sáng chính lương tâm của mình nên chỉ cần đốt 1 nén, nhiều nhất là 3 nén. Một nén kính Phật, một nén kính pháp, một nén kính tăng. Hương tự mang theo hoặc mua tại chùa hay dùng của nhà chùa đều được. Dùng hương nhà chùa thì góp chút tiền công đức, không có tiền thì Đức Phật cũng không trách phạt, vì có lòng hướng tới Phật đã là công quả lớn.
8. Nếu ở nơi Phật đường có đệm quỳ thì nam quỳ bên trái ban, nữ quỳ bên phải ban.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang
-
Điều nhất định phải hiểu khi đi chùa lễ Phật, để luôn được TÀI - LỘC - AN
-
Biến biển số xe thành "THẦN TÀI" hút lộc: Chuyện khó mà dễ
-
Thứ tự sinh ra trong gia đình “quyết định” thế nào về “vận mệnh” cuộc đời bạn?
-
Ngẫm: Cớ sao nhiều người 'có phúc' mà không được hưởng? và câu trả lời của Đức Phật
-
Đức Phật chỉ về 3 điều khi người ta mất đi mới biết, khiến ai nấy đều vô cùng sửng sốt!