Điện thoại là vật dụng mà bất cứ ai cũng có. Nhiều người thường mang điện thoại lên giường ngủ mà không biết rằng, lượng bức xạ trong điện thoại rất lớn có thể gây hại cho sức khỏe. Vậy nên để điện thoại ở chế độ nào thì giảm bức xạ và không hại máy?
Để giảm thiểu vấn đề này, trước khi đi ngủ bạn nên chuyển điện thoại về chế độ máy bay. Việc này tuy nhỏ nhưng giúp giảm bức xạ, giúp ngủ ngon hơn và phòng bệnh.
Theo bác sĩ Gary Larson (Giám đốc y tế tại Trung tâm trị liệu Procure Proton, Mỹ), việc chuyển điện thoại sang chế độ máy bay khi ngủ sẽ giúp vô hiệu hóa bộ sóng phát RF (sóng siêu âm vô tuyến điện). Lúc này, lượng bức xạ mà chúng phát ra sẽ được giảm đi và hạn chế những nguy hại tới sức khỏe của con người.
Bật chế độ máy bay khi ngủ giúp giấc ngủ của bạn liền mạch, không bị làm phiền bởi âm báo, tiếng chuông của điện thoại. Lúc này, điện thoại không có cuộc gọi hay thông tin từ mạng di động đến. Do đó, giấc ngủ sẽ không bị ảnh hưởng, giúp bạn thấy thoải mái hơn. Nhờ vậy mà có giấc ngủ ngon.
Hơn nữa, việc để điện thoại ở chế độ máy bay khi ngủ còn giúp bạn sạc pin nhanh hơn và thiết lập lại cấu hình mạng. Đây là điều cần thiết để giúp chiếc điện thoại của bạn bền bỉ, tốc độ lướt nhanh hơn.
Một số mẹo dùng điện thoại không hại mắt ban đêm
Không nên để độ sáng màn hình quá lớn
Khi màn hình có độ sáng lớn sẽ sản sinh ra ánh sáng xanh mạnh mẽ hơn, như đã nói ở trên thì ánh sáng xanh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đồng hồ sinh hoạt và giác mạc. Ngoài ra, độ sáng màn hình quá lớn sẽ gây căng thẳng cho mắt và làm tăng khả năng bị cận thị.
Chính vì thế hãy chuyển ánh sáng màn hình sang chế độ ban đêm hoặc điều chỉnh độ sáng màn hình phù hợp với ánh sáng xung quanh và không để quá chênh lệch.
Nên nằm ngửa khi dùng điện thoại vào ban đêm
Tác hại của việc sử dụng điện thoại khi nằm nghiêng hoặc nằm sấp là rất lớn, vậy nên hãy điều chỉnh tư thế sử dụng bằng cách ngồi dựa lưng trên giường hoặc nằm ngửa để sử dụng điện thoại. Thay đổi nhỏ này góp phần rất lớn vào việc giữ cho góc nhìn của mắt trở nên cân bằng.
Một mẹo nhỏ khi sử dụng điện thoại trên giường đó là dựa lưng vào giường và kê gối trước bụng, lúc này tay cầm điện thoại sẽ cho ra góc nhìn thẳng hàng với mắt, từ đó giảm thiểu căng thẳng cho mắt. Việc kê gối trước ngực cũng giúp cho tay và cổ đỡ mỏi hơn sử dụng điện thoại trong thời gian dài.
Bật đèn ngủ đủ sáng nếu dùng điện thoại ban đêm
Đa phần mọi người có thói quen sử dụng điện thoại trên giường và trong không gian tối để tiện cho việc chìm vào giấc ngủ. Thay vào đó, hãy bật đèn ngủ vừa đủ sáng và sử dụng điện thoại gần với đèn, ánh sáng từ đèn sẽ làm thị lực trung hòa hơn.
Bật bộ lọc ánh sáng xanh có sẵn trên điện thoại
Ta có thể thấy ưu điểm rất lớn của ánh sáng vàng kể trên, nếu không có đèn ngủ bên cạnh thì người dùng có thể tạm thời thay thế bằng cách kích hoạt bộ lọc ánh sáng xanh trên điện thoại. Với hệ điều hành Android thì chúng thường có tên là Night Light, và trên iOS thì là Night Shift.
Quy tắc 20/20/20 khi xem điện thoại
Quy tắc 20/20/20 là một phương pháp bảo vệ mắt khi sử dụng điện thoại nhằm giảm thiểu tác hại của hiện tượng trên. Theo quy tắc này thì cứ 20 phút sử dụng điện thoại, bạn nên dành ra 20 giây để nhìn ra xa khoảng 20 feet (khoảng 6m). Một số nghiên cứu cho thấy phương pháp này hạn chế rất tốt việc đau đầu và mỏi mắt khi nhìn quá lâu vào màn hình điện thoại.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Chuyên gia chỉ 3 cách loại bỏ vi khuẩn E-Coli trong nước, nên biết để bảo vệ gia đình
-
Những bài thuốc đơn giản từ gừng trị những bệnh thường gặp, không biết thật phí
-
Dưa leo bị đắng có phải là đã bị phun thuốc trừ sâu không?
-
Trứng gà lê-ki-ma ở Việt Nam ít người dùng, rụng đầy gốc thì ở nước ngoài đang bán 1,5 triệu vì ngừa K tốt
-
Những ai không nên ăn bột sắn dây?