Đọc xong bài này đảm bảo bạn sẽ mua ngay phèn chua để trong nhà

( PHUNUTODAY ) - Phèn chua mang tới nhiều công dụng bất ngờ mà ít ai có thể biết đến, hãy khám phá ngay.

Nói đến phèn chua chắc nhiều người biết, tuy nhiên cũng không phải ai cũng biết nhiều điều lý thú về tác dụng trị liệu của phèn chua được sử dụng trong Đông dược.

Phèn chua có tên khoa học là Alumen, Sulfat Alumino Potassicus, có công thức hóa học là Al2(SO4)3, đó là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Phèn chua tan trong nước, không tan trong cồn.

Phèn chua còn có tên khác là sinh phàn, khô phàn, minh phàn, phàn thạch... là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục, tan trong nước. Trong y học cổ truyền, phèn chua thường được sử dụng chữa bệnh như sau:

 

Chữa hắc lào, chốc đầu

Phèn chua phi 4 phần, hàn the nung 1 phần. Hai vị tán nhỏ, rây mịn, trộn đều, cho vào lọ đậy kín, dùng dần. Khi dùng rửa sạch vùng da bị tổn thương, chấm nước lá trầu không, sau đó rắc thuốc bột trên lên ngày hai lần cho đến khi khỏi hẳn.

Trị nước ăn chân

Dùng một cục phèn chua nhỏ ngâm với một ít nước cho tan ra rồi ngâm chân, sau đó lau khô. Phèn chua có tác dụng làm khô, chống ngứa và sát trùng, trị nước ăn chân rất tốt. Nên giữ chân luôn khô ráo, không lội nước bẩn bệnh sẽ nhanh khỏi.

Khử mùi hôi chân do đi giày nhiều, ra nhiều mồ hôi chân

Tán phèn chua thành bột, rửa sạch chân, lau khô rồi xoa thuốc lên lòng bàn chân và các kẽ ngón chân. Làm thường xuyên sẽ giúp bàn chân luôn khô ráo và gây mùi khó chịu.

 

Hỗ trợ điều trị khí hư bạch đới, viêm âm đạo

Phèn chua 4g, trầu không 3 lá. Lá trầu không rửa sạch, vò ra đun với 0,5 lít nước cho sôi kỹ, để gần nguội thì cho phèn đã đập nhỏ vào khuấy tan. Hoặc dùng: Phèn chua, xà sàng tử, hai vị bằng nhau, tán nhỏ sắc nước. Dùng nước thuốc rửa cửa mình vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Tác giả: Ngọc Lê