Cho tới thời điểm hiện tại, việc người người trở thành F0 đã không còn xa lạ. Nhiều người có chung ý kiến rằng, lúc họ là F0 thì triệu chứng nhẹ, nhưng khi đã âm tính thì chịu nhiều di chứng, mệt mỏi thấy rõ.
Mắc nhiều triệu chứng sau khi đã khỏi COVID
Chị L.T.L (Cầu giấy, Hà Nội) chia sẻ, ngày 8/3 chị mắc COVID với triệu chứng ho, rát họng và ngạt mũi, nhưng chỉ sau 2 ngày dùng thuốc, chị L đã dứt hoàn toàn các triệu chứng trên. Đến ngày thứ 10 chị test nhanh âm tính và trở lại công việc bình thường.
Thế nhưng, chỉ nửa tháng sau, chị L liên tục bị đau đầu, mệt mỏi, hụt hơi, cảm giác nhói trong tim và thay đổi cảm xúc thất thường.
Tương tự, chị V.T.T.A (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, chị mắc COVID vào đầu tháng 3 với triệu chứng ho và mệt mỏi. Sau 3 ngày, các triệu chứng giảm dần và chỉ 1 tuần sau đó chị test nhanh âm tính. Khoảng 1 tuần sau, chị T.A mất ngủ triền miên, chán ăn, tâm lý thay đổi thất thường. Tình trạng mất ngủ kéo dài khiến chị khá áp lực. Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của chị.
"Sau mắc COVID, tôi bị mất ngủ đến sáng, nằm trằn trọc mãi mệt quá thì thiếp đi được 2-3 tiếng, sau đó lại giật mình tỉnh dậy. Những tuần qua, tình trạng này cứ lặp đi lặp lại khiến tôi rất mệt mỏi", chị T.A nói.
Bác sĩ lý giải nguyên nhân
Trao đổi về vấn đề trên, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy Cao áp Việt - Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc phòng, cho biết, những triệu chứng này có thể xảy ra với bất kỳ ai đã bị COVID-19, ngay cả khi bị bệnh nhẹ và kể cả khi họ không có triệu chứng ban đầu.
Nguyên nhân của biểu hiện này có thể là do tình trạng viêm toàn thân do COVID-19 sau khi bệnh nhân âm tính, kết hợp tình trạng rối loạn thần kinh thực vật hậu COVID-19. Triệu chứng này có thể kéo dài vài tuần, thậm chí cả tháng.
"Viêm toàn thân lan toả khiến khả năng trao đổi chất của cơ thể suy giảm. Ngoài ra, tình trạng rối loạn đông máu ở bệnh nhân vẫn còn. Trên các mạch máu lớn, tình trạng tăng đông có thể gây ra những nguy cơ như đột quỵ, thuyên tắc mạch phổi, nhồi máu cơ tim, tắc mạch chi...
Còn trên các mạch máu nhỏ, tình trạng tăng đông khiến việc cung cấp máu, oxy cho các cơ quan, tổ chức giảm. Tình trạng viêm toàn thân và rối loạn đông máu ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh, gây ra tình trạng rối loạn hệ thần kinh thực vật, thiếu máu não. Lúc này khả năng điều chỉnh các chất của cơ thể yếu. Tình trạng này khiến việc co bóp của cơ, khả năng dẫn truyền thần kinh suy giảm. Từ đây, bệnh nhân cảm thấy tay chân yếu, sức lực giảm", BS Hoàng cho hay.
Về giải pháp, BS Hoàng cho biết, không có biện pháp cụ thể nào để hạn chế các tình trạng trên. Hầu hết, chúng ra nên điều chỉnh chế độ ăn uống, cố gắng vận động nhẹ nhàng, lựa chọn loại hình vận động phù hợp với thể trạng và duy trì ít nhất 3 lần/tuần, mỗi lần tối thiểu 30 phút.
Các trường hợp sau khi khỏi COVID-19 cũng được khuyến cáo dùng những loại thuốc hỗ trợ như vitamin, khoáng chất, các sản phẩm giúp giảm căng thẳng có tác dụng an thần, tăng cường tuần hoàn não... có nguồn gốc thảo dược. Ngoài ra, các biện pháp tâm lý cũng rất quan trọng.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Uống nước đậu đen mỗi ngày, cơ thể nhận về 6 thay đổi diệu kì: Số 1 chị em nào cũng cần
-
Dù nam hay nữ nếu gặp hiện tượng này thì không được coi thường: Có thể gây đột tử khi đang ngủ
-
Nóng đến mấy cũng đừng dại uống nước dừa vào 4 thời điểm này kẻo rước bệnh hại thân
-
Người phụ nữ 55t có tử cung trẻ như gái 20, da căng bóng: Nhờ chăm ăn 3 món, cực tốt cho nội tiết
-
5 thực phẩm 'không đội trời chung' với trứng, thà nhịn đói chứ đừng dại mà ăn kẻo sinh bệnh