Tác dụng của trà gừng với F0
Theo hướng dẫn của bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng (Nhóm Bác sĩ Quân y hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà), đa số các F0 trong đợt dịch này có triệu chứng đau rát họng, sưng họng, viêm họng... Việc vội vã dùng kháng sinh hay kháng viêm corticoid trong lúc này có thể khiến virus nhân lên mạnh hơn và gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Theo bác sĩ Hoàng, người bệnh hãy áp dụng các biện pháp thảo dược có tác dụng chữa sưng họng, đau họng đơn giản tại nhà ví dụ như các bài thuốc từ gừng.
Gừng có vị cay, ấm, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng hô hấp, tăng cường miễn dịch, chữa cảm lạnh, ho, đau bụng, khó tiêu, nôn mửa. Tinh dầu gừng chống viêm giúp loại bỏ độc tố khỏi đường hô hấp.
Gừng sẽ không tiêu diệt và cũng không ngăn chặn được quá trình sao chép của virus trong cơ thể cho dù có tiêu thụ hoặc kết hợp với các thảo dược khác dưới bất cứ hình thức nào. Tuy nhiên gừng lại có tính chất kháng khuẩn, chống viêm.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo ngoài các loại nước như nước lọc, nước trái cây, người bệnh Covid-19 có thể dùng một số loại trà làm từ các nguyên liệu thảo mộc như gừng, nghệ, quế, mật ong… Các loại gia vị thảo mộc này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ho, giảm nghẹt mũi, đau đầu, hỗ trợ tiêu hóa,… khá hiệu quả, giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu và tăng cường miễn dịch cho người bệnh.
Cách đơn giản nhất và dễ sử dụng nhất là làm trà gừng hoặc trà gừng mật ong, trà gừng cam quế,...
Lưu ý khi dùng trà gừng
Theo bác sĩ CKI. Nguyễn Trần Như Thủy, chuyên gia về y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong Y học cổ truyền, gừng tươi còn được gọi là sinh khương, là vị thuốc có tác dụng ôn trung tán hàn, thông mạch, ôn phế, hóa ẩm, vừa công hiệu vừa dễ tìm vừa rẻ tiền, chữa hiệu quả các chứng thức ăn không tiêu, nôn mửa, đau lạnh vùng bụng.
Đối với Covid-19, trà gừng được xem là bài thuốc tốt cho người bệnh, hỗ trợ chữa trị các chứng đau họng, ho khan và đầy bụng, chán ăn.
Cách pha trà gừng: Lấy 1 củ gừng tươi khoảng bằng ngón tay cái rửa sạch, cạo vỏ, giã nhuyễn, bỏ vào ly nước sôi tầm 200ml đậy nắp trong khoảng 2 phút, uống trực tiếp lúc ấm hoặc có thể pha 1 ít đường hoặc mật ong cho dễ uống. Uống từng ngụm cho đến hết. Bệnh nhân cũng có thể nấu nhiều trà gừng và để tủ lạnh, hâm nóng lại mỗi khi dùng.
Với trường hợp đầy bụng, chán ăn, đau bụng có thể uống 2 ly/ngày cho đến khi hết bệnh. Bệnh nhân nên uống trong bữa ăn nhằm giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn hoặc có thể uống sau ăn.
Để dự phòng cảm cúm và tăng cường hệ miễn dịch, trà gừng mật ong có thể uống mỗi ngày 1 lần, lưu ý không nên uống quá ngọt hoặc bỏ quá nhiều gừng, vì nhiều gừng sẽ khó uống và nhiều đường cũng không tốt cho sức khỏe.
Khi sử dụng trà gừng, bác sĩ Thuỷ lưu ý người bệnh cần nhớ:
- Trà gừng nên được sử dụng thích hợp nhất vào mùa đông, thời tiết lạnh vì chúng có khả năng cung cấp nhiệt cho cơ thể rất tốt.
- Không nên uống trà gừng quá nhiều lần trong một ngày. Mỗi ngày, chỉ nên uống một hoặc hai cốc nhỏ trà gừng. Nếu nhiều hơn lượng khuyến nghị có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như ợ nóng, hạ huyết áp, chảy máu trong cơ thể.
- Phụ nữ mang thai không nên sử dụng trà gừng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi vì trà gừng có thể gây co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.
- Bệnh nhân nên uống trà gừng cách các cữ thuốc khác tầm 30 phút vì trà gừng có thể sẽ làm giảm tác dụng của thuốc hoặc thậm chí gây ra những phản ứng ngược lại, dẫn đến nhiều tình trạng nguy hiểm.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Tế bào K cực ghét 5 loại thực phẩm "tính kiềm" này: Ăn thường xuyên để bệnh tật tránh xa
-
5 bữa sáng mà các khối u cực thích nhưng nhiều người vẫn ăn: Bệnh vào từ miệng chứ đâu
-
F0 vừa âm tính tuyệt đối không làm 1 việc kẻo viêm cơ tim, tắc phổi, viêm dữ dội toàn cơ thể
-
Chỉ 1 bài tập kết hợp với 6 loại thực phẩm: Đốt cháy chất béo, giảm cân cực hiệu quả
-
Khỏi Côvy mụn nổi đầy mặt có đáng lo? BS giải thích và hướng dẫn 2 việc cần làm