Theo Doanh nghiệp & tiếp thị, bác sĩ Trương Hữu Khanh – nguyên trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, các virus nói chung, bao gồm cả SARS-CoV-2 thường được đào thải qua đường tiêu hóa (nước tiểu) và đường hô hấp (khạc nhổ). Tuy nhiên đa phần virus sẽ được đào thải qua trường tiêu hóa.
BS cũng cho biết thêm, việc đào thải virus nhanh hay chậm hoàn toàn phụ thuộc vào sức đề kháng của mỗi người. Những người có sức đề kháng tốt, việc đào thải virus ra khỏi cơ thể cũng sẽ nhanh hơn. Những người có sẵn miễn dịch từ việc mắc bệnh hoặc tiêm phòng vắc xin thì khả năng đào thải virus cũng nhanh hơn.
Trong trường hợp hệ miễn dịch yếu, cơ thể không sản xuất đủ kháng thể, virus sẽ dần dần chiếm ưu thế và dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, mất kiểm soát. Khi đó, virus có thể gây tổn thương phổi nặng và kích thích hệ thống miễn dịch đáp ứng quá mức, làm lan rộng thành cơn bão cytokine. Bão cytokine là một phản ứng trong cơ thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm như làm rối loạn huyết động, thay đổi tính thẩm thấu thành mạch, suy đa tạng, hình thành cục máu đông.
Do đó, bên cạnh việc tiêm vắc xin (bao gồm cả liều cơ bản và liều bổ sung) thì mỗi người, đặc biệt là người có bệnh nền, cần tăng cường sức đề kháng. Theo bác sĩ, các bệnh nền cần chú ý là ung thư, tổn thương gan cấp và mạn tính, suy thận, tiểu đường, HIV/AIDS, người cao tuổi, người đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài.
Bác sĩ Khanh đưa ra lưu ý, để có sức đề kháng chúng ta cần phải ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống đủ nước, ngủ đủ giấc. Ngoài ra, việc tập thở cũng giúp đào thải virus nhanh hơn.
Những người có thuốc kháng virus thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đào thải virus nhanh hơn. Trường hợp không có thuốc kháng virus, người bệnh cũng không cần phải hoang mang. Nên duy trì việc ăn đủ chất, ngủ đủ giấc để nâng cao khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Từ đó, virus cũng sẽ bị đào thải ra ngoài cơ thể.
Về việc ăn uống, người bệnh nên ăn đủ số lượng, ăn đa dạng thực phẩm, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng theo từng nhóm tuổi. Các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bao gồm đường bột, chất đạm, chất béo, virtamin, khoáng chất, chất xơ và nước. Mọi người nên đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính/ngày và có thể thêm 1-3 bữa phụ. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi mua, chế biến, sử dụng và bảo quản thực phẩm. Nên chế biến thực phẩm hợp khẩu vị, sở thích, khả năng nhai nuốt của bệnh nhân. Trong trường hợp F0 có tình trạng chán ăn, đau họng, giảm vị giác/khứu giác, người thân có thể chuẩn bị các món ăn mềm, lỏng để người bệnh dễ ăn, dễ hấp thụ dinh dưỡng.
Nhiều người cho rằng F0 có triệu chứng Covid-19 kéo dài là do cơ thể đào thải virus lâu. Tuy nhiên, bác sĩ Khanh cho rằng đây là quan điểmm không chính xác.
Theo bác sĩ, test nhanh Covid-19 có một vạch mờ hoặc đã hết các triệu chứng lam sàng sau khi nhiễm bệnh cũng không thể đảm bảo rằng người đó không làm lây lan virus. Vì vậy, những người này vẫn phải cách ly theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.
Tác giả: Thanh Huyền
-
5 thực phẩm "xung khắc" với thịt lợn: Ăn chung vừa giảm dinh dưỡng, vừa hại thân
-
Đừng nghĩ khỏi Covid-19 là có thể thoải mái chăm sóc F0, không sợ lây: Bác sĩ giải thích nguy cơ tái nhiễm
-
BS cảnh báo: Trẻ bị nhẹ khi là F0, sau khi âm tính bất ngờ chuyển nặng, phụ huynh đừng chủ quan
-
Loại nước dân dã được ví là "nữ hoàng chống viêm": Chị em chăm dùng để tránh viêm nhiễm, dưỡng da căng mịn
-
Uống nước chanh trong vòng 2 tuần, 4 điều kỳ diệu sẽ xảy ra với cơ thể: Số 2 chị em nào cũng thích